Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng nguồn vốn dự kiến thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2025 của tỉnh Hòa Bình là 4.459,1 tỷ đồng. Đây là mức phân bổ ngân sách lớn nhất từ trước đến nay cho chương trình này, thể hiện quyết tâm chính trị và ưu tiên phát triển toàn diện khu vực nông thôn của tỉnh.
Trong tổng nguồn vốn phân bổ, ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho chương
trình là 160,986 tỷ đồng (gồm 123,085 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 37,901 tỷ
đồng vốn sự nghiệp). Ngân sách địa phương các cấp trong tỉnh bố trí tương ứng,
cũng ở mức 160,986 tỷ đồng. Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh lồng ghép nguồn vốn từ
các chương trình, dự án khác thực hiện tại địa bàn nông thôn, với tổng giá trị
khoảng 520 tỷ đồng.
Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng huy động được ước đạt 3.602,730 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn. Khoảng 14,398 tỷ đồng đến từ các nguồn
hợp pháp khác, bao gồm đóng góp của người dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội.
Với nguồn lực huy động được, tỉnh tập trung thực hiện các mục tiêu lớn
trong năm 2025: phấn đấu có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu;
nâng tiêu chí NTM bình quân lên 17 tiêu chí/xã; đồng thời chuẩn hóa ít nhất 16
sản phẩm OCOP mới đạt từ 3 sao trở lên.
Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả nguồn lực trên không chỉ góp phần
thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững,
nâng cao chất lượng sống cho người dân ở vùng nông thôn tỉnh Hòa Bình.
H.Y
Xây dựng khu dân cư (KDC) nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đã và đang trở thành phong trào thi đua sôi nổi của các địa phương trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ. Bằng những cách làm mới, mô hình hay, sáng tạo, các xã, thị trấn, KDC đã huy động hiệu quả nhiều nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của cộng đồng dân cư, khối đại đoàn kết toàn dân cùng vào cuộc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Đến nay, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc đã đạt 11 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Năm 2025 xã phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí. Đây là hành trình còn nhiều khó khăn với xã.
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao. Đến nay, Nam Thượng đã "cán đích” như mục tiêu đề ra.
Với hệ thống thủy lợi đã phủ rộng đến các xã trong tỉnh, việc cấp nước tưới được chủ động đảm bảo phục vụ sản xuất cho mùa vụ. Năm 2024, công tác quản lý, xây dựng thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo kế hoạch năm; đồng thời chủ động, kịp thời ứng phó với các tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra.
Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cuối năm 2023, xã Đa Phúc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, phát huy tinh thần đoàn kết, sau 1 năm cán đích NTM, diện mạo nông thôn của xã ngày càng khởi sắc, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Với xuất phát điểm thấp, những năm qua, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc đã nỗ lực, chung tay để xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó, huyện đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nâng cao thu nhập cho người dân.