Giai đoạn 2015 - 2020, ngành công nghiệp tỉnh vươn lên chiếm 38,89% tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc những khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) dần mọc lên, tạo chuyển dịch về cơ cấu lao động.


Nhà đầu tư đang triển khai xây dựng nhà máy trong cụm công nghiệp Tiên Tiến (thành phố Hoà Bình).

Từ năm 1995 - 2015, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là kinh tế nông nghiệp; ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, bên cạnh những KCN phát triển ổn định, trên địa bàn tỉnh cũng hình thành những CCN có tiềm năng như: CCN Tiên Tiến, CCN Khoang U, CCN Đồng Tâm... Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, những CCN này đã góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho hàng trăm lao động.

Điển hình như CCN Tiên Tiến tại xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) - một trong những CCN đang trên đà phát triển và lấp đầy. Dự án gồm: đất sản xuất CCN; đất cây xanh, mặt nước; đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật; đất trung tâm điều hành CCN. Với quy mô đất sản xuất công nghiệp 46,44 ha (chiếm 66,16%) tổng diện tích hứa hẹn là CCN phát triển với nhiều dịch vụ trong tương lai. Hiện nay, CCN đã có một số nhà máy đi vào hoạt động, tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại vùng, như nhà máy Silicon với khoảng 60 công nhân, nhà máy giặt là TMC với khoảng 200 - 300 công nhân và một số nhà máy đang đi vào xây dựng.

Chị Nguyễn Thị Nhung, xóm Mè, xã Quang Tiến hiện làm việc tại Công ty TMC thuộc CCN Tiên Tiến chia sẻ, chị thấy rất may mắn vì từ khi CCN đi vào hoạt động, chị và nhiều người dân trong vùng đã có việc làm, thu nhập ổn định. Được biết, trước đó họ đa phần làm nông nghiệp, tuỳ theo vụ mùa trong năm, có những thời điểm không có việc làm dẫn đến kinh tế khó khăn. Cùng ở xóm Mè, Bùi Thị Hồng Na đang học lớp 12 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh. Gia đình thuộc hộ nghèo của xã, bố mẹ là nông dân với nguồn thu nhập ít ỏi, mong muốn của em là học xong có thể xin đi làm công nhân tại một trong những công ty tại CCN Tiên Tiến để có nguồn thu nhập ổn định, phần nào giúp đỡ gia đình trang trải cuộc sống.

Bên cạnh những công ty đã đi vào hoạt động, mang lại việc làm ổn định thì những dự án đang thi công nằm trong CCN Tiên Tiến cũng tạo ra việc làm cho một số lượng lao động không nhỏ. Như dự án Công ty sản xuất tấm ván gỗ nhựa PVC hiện đang thi công và có khoảng 60 công nhân tham gia lao động.

Ông Hoàng Anh Tuấn, đại diện Ban quản lý CCN Tiên Tiến cho biết: "Nhu cầu về việc làm trong khu vực tương đối lớn. Người dân trong độ tuổi lao động khá nhiều và mong muốn được làm việc tại những công ty trong CCN, bởi thuận lợi làm việc gần nhà lại có nguồn thu nhập ổn định”.

Có thể thấy, các KCN, CCN mọc lên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng mà còn mang lại cuộc sống ổn định cho người dân. Mong muốn lớn nhất của người dân là những dự án đang thi công có thể sớm đi vào hoạt động, các doanh nghiệp ngày càng phát triển để giải quyết tốt hơn nữa nhu cầu việc làm của người dân, đem đến thu nhập ổn định hơn.

Đ.H


Các tin khác


Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh: Đồng hành thực hiện mục tiêu hỗ trợ việc làm bền vững

Với việc đẩy mạnh công tác tư vấn chính sách về việc làm, học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ), tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, các cuộc hội nghị, tọa đàm, tư vấn, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã và đang phát huy vai trò đồng hành hỗ trợ việc làm, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thành phố Hòa Bình: Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động

Thời gian qua, việc nâng cao chất lượng lao động, gắn kết công tác đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn TP Hòa Bình được quan tâm. Nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn: Đảm bảo quyền lợi của người lao động

Đi vào hoạt động từ năm 2021 với ngành nghề sản xuất, gia công sản phẩm điện tử, Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn, phố Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động (NLĐ), nhất là thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN), bảo hiểm y tế (BHYT).

Hỗ trợ, thúc đẩy đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2023, với nhiều nỗ lực, toàn tỉnh ước có 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Bên cạnh kết quả tăng đáng kể số lượng lao động, thị trường lao động của tỉnh còn những hạn chế.

Tổng hợp thông tin thị trường lao động góp phần giải quyết việc làm

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp các huyện, thành phố triển khai các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động, tập trung phát triển thị trường lao động. Đồng thời, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, công tác dự báo cung cầu lao động, tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào thị trường lao động.

Huyện Cao Phong đa dạng hình thức giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Cách đây không lâu, bà Bùi Thị Dự ở xóm Trang Trên, xã Hợp Phong (Cao Phong) tham gia lớp học nghề nuôi gà thả vườn. Gia đình có vườn rộng, đồi rừng và đất bãi nên sau khi hoàn thành khóa học, bà đã áp dụng kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho gia cầm. Từ ngày mở rộng quy mô đàn gà lên gần 100 con, ngoài nuôi với mục đích bán gà thịt, bà Dự được thu 20 - 30 quả trứng gà thương phẩm mỗi ngày. Kinh tế của gia đình bà nhờ nguồn sinh kế này đã được cải thiện và ổn định hơn trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục