Thành thạo kỹ thuật ngành may, chị Phạm Thị Duyên ở xóm Hợp Thành, xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện hợp đồng dạy nghề cho các học viên là lao động nông thôn, hộ nghèo, cận nghèo. Cũng từ đây, chị xây dựng mô hình tổ may gia công tại nhà với tên cơ sở may Sơn Duyên. Cơ sở thu hút gần 20 lao động địa phương đã qua đào tạo nghề may vào làm việc.


Công ty may Tuấn Thi tại xóm Át, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) tạo việc làm tại chỗ cho hơn 30 lao động địa phương.


Chị Bùi Thị Nhất ở xóm Tròng là một trong những lao động gắn bó với cơ sở may Sơn Duyên từ ngày đầu thành lập chia sẻ: khi nhận vào làm việc ngay gần nhà, tôi và các chị em ở đây và các xóm lân cận rất yên tâm, phấn khởi. Mức thu nhập 3 - 5 triệu đồng/người/tháng ở vùng nông thôn tuy không cao nhưng ổn định, góp phần cải thiện thu nhập. Quan trọng là cơ sở duy trì được đơn hàng thú nhồi bông nên chúng tôi có việc đều đặn. Chúng tôi còn có thể mang hàng về làm tại nhà, tiết kiệm chi phí di chuyển mà vẫn quán xuyến được công việc  gia đình, chăm sóc con cái.

Đặt tại trung tâm xóm Gò Cha 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn), một xưởng may gia công quy mô hộ gia đình đang trực tiếp tạo việc làm cho gần 30 lao động nông thôn, chủ yếu là lao động nữ. Chị Bùi Thị Hằng, lao động tại xưởng may tâm sự: nhà tôi ở xóm Gò Cha 1, đi làm gần. Tôi được chủ xưởng đào tạo nghề và giao công việc may quần áo theo đơn đặt hàng cho một doanh nghiệp ngoại tỉnh. Hàng ngày, tôi vẫn có thể thu xếp việc nhà trước khi đến xưởng, mức lương trả theo sản phẩm, nếu làm tốt có thể đạt hơn 5 triệu đồng/tháng. Ổn định công việc tại chỗ đã giúp tôi có sinh kế bền vững và gia đình ra khỏi diện hộ nghèo năm 2023.

Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn các huyện, thành phố hiện có gần 20 cơ sở may gia công do hộ gia đình làm chủ, nhiều nhất ở huyện Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Mai Châu, Cao Phong. Mỗi cơ sở tạo việc làm tại chỗ cho từ 15 – 30 lao động. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tư nhân cũng mở rộng mô hình may gia công, tích cực liên kết với các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh tìm kiếm đơn hàng, tạo việc làm cho người lao động. Đơn cử như Công ty may Tuấn Thi ở xóm Át, xã Vũ Bình (Lạc Sơn); công ty TNHH MTV Hùng Như, xã Đông Bắc (Kim Bôi)…

Đồng chí Trương Đức Chinh, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - GDTX huyện Yên Thuỷ cho biết: Các xưởng may gia công có lợi thế và là một trong những mô hình góp phần đa dạng sinh kế bền vững, thu hút được nhiều lao động vào làm việc. Hình thức chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm theo mô hình này đang phát huy hiệu quả giúp nhiều phụ nữ có đời sống ổn định mà không phải xa quê.

Chị Bùi Thị Kim Thoa, xóm Át, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) bộc bạch: Các cơ sở may gia công còn tạo động lực để một số chị em đi làm xa quê trở về quê sinh sống. Mặc dù đi làm ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh có mức lương cao hơn nhưng giờ làm việc nghiêm ngặt, việc đi lại vất vả, tốn kém. Làm việc gần nhà, thu nhập ổn định hơn và có thể tranh thủ thời gian để chăm sóc con, chăn nuôi và trồng trọt cải thiện cuộc sống.   

Bùi Minh

Các tin khác


Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh: Đồng hành thực hiện mục tiêu hỗ trợ việc làm bền vững

Với việc đẩy mạnh công tác tư vấn chính sách về việc làm, học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ), tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, các cuộc hội nghị, tọa đàm, tư vấn, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã và đang phát huy vai trò đồng hành hỗ trợ việc làm, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thành phố Hòa Bình: Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động

Thời gian qua, việc nâng cao chất lượng lao động, gắn kết công tác đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn TP Hòa Bình được quan tâm. Nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn: Đảm bảo quyền lợi của người lao động

Đi vào hoạt động từ năm 2021 với ngành nghề sản xuất, gia công sản phẩm điện tử, Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn, phố Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động (NLĐ), nhất là thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN), bảo hiểm y tế (BHYT).

Hỗ trợ, thúc đẩy đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2023, với nhiều nỗ lực, toàn tỉnh ước có 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Bên cạnh kết quả tăng đáng kể số lượng lao động, thị trường lao động của tỉnh còn những hạn chế.

Tổng hợp thông tin thị trường lao động góp phần giải quyết việc làm

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp các huyện, thành phố triển khai các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động, tập trung phát triển thị trường lao động. Đồng thời, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, công tác dự báo cung cầu lao động, tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào thị trường lao động.

Huyện Cao Phong đa dạng hình thức giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Cách đây không lâu, bà Bùi Thị Dự ở xóm Trang Trên, xã Hợp Phong (Cao Phong) tham gia lớp học nghề nuôi gà thả vườn. Gia đình có vườn rộng, đồi rừng và đất bãi nên sau khi hoàn thành khóa học, bà đã áp dụng kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho gia cầm. Từ ngày mở rộng quy mô đàn gà lên gần 100 con, ngoài nuôi với mục đích bán gà thịt, bà Dự được thu 20 - 30 quả trứng gà thương phẩm mỗi ngày. Kinh tế của gia đình bà nhờ nguồn sinh kế này đã được cải thiện và ổn định hơn trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục