UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các sở, ngành, các địa phương ven biển nắm chắc số lượng tàu cá, đảm bảo 100% số tàu cá hoạt động khai thác trên biển phải lắp đặt thiết bị và duy trì kết nối hệ thống giám sát hành trình.

Thời gian qua, việc lắp đặt và vận hành hệ thống giám sát hành trình (VMS) tàu cá trên địa bàn tỉnh Nam Định đã đạt gần 99%. Tuy nhiên tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động trên biển vẫn diễn ra thường xuyên. Để khắc phục tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động trên biển, UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các sở, ngành, các địa phương ven biển nắm chắc số lượng tàu cá đảm bảo 100% số tàu cá hoạt động khai thác trên biển phải lắp đặt thiết bị và duy trì kết nối hệ thống giám sát hành trình; theo dõi, giám sát 24/24 giờ hoạt động của tàu cá qua hệ thống giám sát hành trình; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ngắt kết nối giám sát hành trình. 


Tàu thuyền neo đậu tại Cảng cá Nam Định. Ảnh minh họa: Công Luật/TTXVN

Tỉnh Nam Định cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị cần nắm bắt phát hiện sớm, ngăn chặn ngay từ trong bờ các tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; phối hợp rà soát, xác minh tàu cá mất tín hiệu thiết bị giám sát hành trình; đặc biệt gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Từ đầu năm đến tháng 7/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định phát hiện 179 lượt tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên mất tín hiệu kết nối trên 6 giờ khi hoạt động trên biển và 80 lượt tàu bị mất kết nối trên 10 ngày trên biển.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định Trần Đức Việt cho biết, ngay khi phát hiện các tàu bị mất kết nối, bộ phận thường trực hệ thống giám sát tàu cá đã gửi thông tin đến các địa phương để tiến hành xác minh, yêu cầu chủ tàu khắc phục lỗi mất kết nối. Qua xác minh đã phát hiện 3 lượt tàu vi phạm quy định về thiết bị giám sát hành trình và đã kiên quyết lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính để răn đe, cảnh tỉnh các trường hợp khác.

Từ đầu năm đến tháng 7/2024, các cơ quan chức năng tại tỉnh Nam Định đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 1,14 tỷ đồng với 97 vụ vi phạm liên quan đến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; trong đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 519 triệu đồng/35 vụ vi phạm; UBND huyện Hải Hậu xử phạt trên 292 triệu đồng/11 vụ; UBND huyện Nghĩa Hưng xử phạt 25 triệu đồng/1 vụ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã xử phạt trên 303 triệu đồng đồng/47 vụ.

Các lỗi vi phạm chủ yếu là thuyền trưởng không có chứng chỉ chuyên môn theo quy định, tàng trữ công cụ kích điện để khai thác thủy sản trái phép, giấy phép khai thác thuỷ sản hết hạn, không duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển, không có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng…



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cấp cứu kịp thời một người bị co giật, ngất trên biển

Ngày 12/8, Đồn Biên phòng Hạ Long (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Đơn vị đã tổ chức cứu nạn, đưa vào bờ cấp cứu kịp thời một người bị ngất trên biển.

Tập trung cao điểm hoàn thành đăng ký cho tàu cá ''3 không''

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh Bình Thuận sáng 9/8, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo IUU tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu các sở, ngành và địa phương ven biển trong tỉnh triển khai quyết liệt các biện pháp chống khai thác IUU trong đợt cao điểm tháng 8 và tháng 9, trước khi Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) kiểm tra tại Việt Nam.

Điểm tựa vững chắc của ngư dân

Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân luôn là điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển; vừa phát triển sản xuất, vừa góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Phát huy truyền thống kiên cường bảo vệ biển, đảo

60 năm đã qua, chiến công "đánh thắng trận đầu” ngày 2 và 5/8/1964 của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự sâu sắc. Trong bối cảnh hiện nay, những bài học đúc rút từ chiến công này thực sự là hành trang quý để mỗi cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam kế thừa và phát huy truyền thống, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Rà soát thực hiện Chiến lược bảo vệ biên giới tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 1/8, Đoàn công tác của Viện Chiến lược Quốc phòng do Thiếu tướng Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về một số nội dung chiến lược trên địa bàn tỉnh.

Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964: Bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc

Chiến thắng ngày 2 và 5/8/1964 là sự khởi đầu bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục