Người lao động bị mắc COVID-19 hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị mắc COVID-19 đều là đối tượng được hưởng chế độ ốm đau theo Luật Bảo hiểm xã hội.

(Ảnh minh hoạ)

Cả nước vẫn đang ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày, trong đó có số lượng lớn là người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp này, người lao động mắc COVID-19 sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm xã hội nếu đảm bảo đủ điều kiện và hồ sơ theo quy định.

Có hai chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động mắc COVID-19 được hưởng gồm:

Chế độ ốm đau: Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động bị ốm đau hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Chế độ này hiện được áp dụng để chi trả cho người lao động bị mắc COVID-19 hoặc nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị mắc COVID-19.

Hồ sơ đề nghị hưởng gồm giấy ra viện với người lao động là F0 điều trị nội trú; giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú với người lao động là F0 điều trị ngoại trú.

Thời gian hưởng tối đa là 30 ngày. Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ phải tiến hành tái khám để cơ quan y tế xem xét quyết định.

Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

[Hà Nội: Rút ngắn thời gian để F0 được hưởng chế độ bảo hiểm sớm hơn]

Thời gian nộp hồ sơ là trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để đơn vị hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ cho người lao động trong tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Người lao động có thể nhận tiền thông qua tài khoản cá nhân hoặc qua đơn vị sử dụng lao động.

Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau: Ngoài chế độ ốm đau, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định sau khi điều trị các bệnh khác hoặc COVID-19, nếu người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định mà trong vòng 30 ngày trở lại làm việc, sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong trường hợp này sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng tối đa không quá 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày.

Người lao động bị nhiễm COVID-19 liên hệ với cơ quan y tế tại địa phương để được hướng dẫn trong việc cấp các hồ sơ giấy tờ làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội./.

Theo VietnamPlus, TTXVN

Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Bản làng hòa nhập lưới an sinh

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là bà con vùng cao, người dân tộc thiểu số (DTTS), Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy người dân hòa nhập vào lưới an sinh. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng những cán bộ chuyên môn huyện vùng cao Đà Bắc hàng ngày quyết tâm vượt khó, nỗ lực học tiếng dân tộc, phong tục tập quán để phục vụ đồng bào các DTTS tham gia bảo hiểm.

Hội nghị triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2024

Ngày 17/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024. Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có lãnh đạo BHXH tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh...

Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 10/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm y tế

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, thời gian qua, tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn còn tồn tại, nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả sẽ gây giảm nguồn quỹ dành cho việc khám, chữa bệnh (KCB) đối với những trường hợp thật sự gặp rủi ro do bệnh tật. Hành vi này xuất phát từ 3 phía: Người tham gia BHYT, cơ sở y tế và chính cán bộ, nhân viên giám định. Hệ thống giám định BHXH Việt Nam đã phát hiện nhiều hình thức trục lợi BHYT như: mượn thẻ đi KCB, khám bệnh tới hơn 100 lần trong 1 năm; mượn thông tin của bác sỹ để chỉ định kéo dài ngày nằm viện.

Tăng cường đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm

Thời gian qua, song song với việc tăng cường truyền thông, phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH tỉnh còn thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, đôn đốc thu nợ đối với những đơn vị chậm đóng bảo hiểm.

Đảm bảo người tham gia bảo hiểm thụ hưởng đầy đủ chế độ

Thời gian qua, bên cạnh việc tuyên truyền, mở rộng số lượng người tham gia bảo hiểm, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục