(HBĐT) - Trước hết, tôi nhất trí cao với nội dung dự thảo báo cáo chính trị, là văn kiện trung tâm của Đại hội, đã đánh giá khách quan, toàn diện và cụ thể các kết quả đạt được; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Dự thảo văn kiện được chuẩn bị công phu, bài bản, kỹ lưỡng, nghiêm túc; kết cấu chặt chẽ, khoa học, quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển. Riêng về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), tôi xin có một số góp ý, như sau:

                   
 Đồng chí Lê Nam Thanh
(Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh)

1. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII: Ngoài đánh giá đúng kết quả đạt được về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng. Giáo dục ở vùng khó khăn được chú trọng. Triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới. Đổi mới phương pháp giảng dạy. Phổ cập giáo dục được củng cố. Đổi mới công tác thi, kiểm tra. Đổi mới quản trị đại học. Giáo dục nghề nghiệp có bước phát triển. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng. Chi đầu tư cho giáo dục được tăng cường. Cơ chế tự chủ đạt kết quả. Hợp tác quốc tế về GD&ĐT tiếp tục được mở rộng. Cần bổ sung kết quả thực hiện hiệu quả công tác xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời theo Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2013, về việc phê duyệt Đề án "xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”.

Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao; đầu tư cho GD&ĐT vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn hẹp; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi còn hạn chế về chất lượng và số lượng, cơ cấu thiếu đồng bộ; tài liệu, chương trình sách giáo khoa mới còn bất cập; kết quả về GD&ĐT có bước phát triển nhưng quá chậm so với phát triển KT-XH; Dự thảo nói nhiều đến chất lượng nguồn nhân lực, nhưng không thấy tiêu chí cho từng con người thế nào thì phát triển thế nào; Dự thảo chưa thấy đề cập vấn đề phát triển giáo dục, làm sao để tận dụng được các cơ hội của công nghệ số, trong bối cảnh kinh tế số đang được đẩy mạnh.

2. Tầm nhìn và định hướng phát triển: Cần chỉ ra những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc, để từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ của GD&ĐT.

3. Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT: Nhà nước cần quan tâm xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách và phải thực sự coi GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước; cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; tăng đầu tư cho GD&ĐT ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

4. Đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII: Một trong ba đột phá chiến lược là "phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” cần phải gắn với tiêu chí "đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế” hay xây dựng "công dân toàn cầu”.


Lê Nam Thanh
(Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh)

Các tin khác


Thành công của đại hội Đảng bộ các cấp tiếp tục củng cố niềm tin trong Nhân dân

(HBĐT) - "Với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025” - đó là phát biểu của đồng chí Quách Thế Ngọc, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sau khi thông tin kết quả Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII tới toàn thể cán bộ, đảng viên, Nhân dân tham dự chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công của Đại hội.

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

(BHĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 159-TB của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại Đại hội Đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn dự thảo văn kiện:

Xem nội dung chi tiết tại đường dẫn: Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng

Công bố dự thảo các văn kiện Đại hội XIII để lấy ý kiến Nhân dân

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 159-TB của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại Đại hội Đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Ban Tuyên giáo T.Ư ban hành Hướng dẫn số 151 về việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn các các văn bản trên:

Phát huy truyền thống 72 năm xây dựng và trưởng thành, nỗ lực đóng góp xây dựng Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ngày một vững mạnh

Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, 
Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020
(HBĐT) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, coi đó là vấn đề trọng yếu liên quan đến sự vững mạnh của Đảng, là một bộ phận chủ yếu hợp thành và có tính chất quyết định thắng lợi trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có thể nói công tác tổ chức xây dựng Đảng, cụ thể là xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, đường lối chính trị trong mỗi giai đoạn cách mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục