(HBĐT) - Đại hội lần thứ VII của Đảng diễn ra từ ngày 24 - 27/6/1991 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.176 đại biểu đại diện hơn 2,155 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội diễn ra trong bối cảnh chung: Hệ thống các nước XHCN lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Công cuộc cải tổ của Liên Xô gặp nhiều khó khăn.

Các thế lực thù địch chống phá CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng sản từ nhiều phía, hòng xóa bỏ CNXH. Chiến tranh lạnh chấm dứt. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, đẩy mạnh xu thế hòa hoãn và hợp tác. Sau hơn 4 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Song còn nhiều khó khăn, yếu kém, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng KT-XH, nhiều vấn đề KT-XH nóng bỏng chưa được giải quyết. Sự bao vây, cấm vận kinh tế đối với nước ta vẫn chưa bị xóa bỏ. Đất nước phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng thù địch ở cả trong và ngoài nước.

Ðại hội tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Ðại hội VI và quyết nghị thông qua: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; Chiến lược ổn định và phát triển KT-XH đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Ðảng và sửa đổi Ðiều lệ Ðảng.

 Ðại hội đúc rút những kinh nghiệm bước đầu về tiến hành công cuộc đổi mới. Đó là, phải giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới. Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức, cách làm phù hợp. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về KT-XH. Tiếp tục phát huy sâu rộng nền dân chủ XHCN. Phải quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện, giải quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới; tăng cường tổng kết thực tiễn, không ngừng hoàn chỉnh lý luận về con đường xây dựng CNXH ở nước ta.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được đại hội thông qua, nêu rõ những đặc trưng của xã hội XHCN mà Nhân dân ta xây dựng, những phương hướng cơ bản để xây dựng thành công CNXH ở nước ta. Cương lĩnh khẳng định: Xã hội XHCN mà Nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Do Nhân dân lao động làm chủ. Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với Nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

Ðại hội bầu BCH T.Ư gồm 146 đồng chí; Bộ Chính trị có 13 ủy viên. Đồng chí Ðỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Ðồng, Võ Chí Công giữ trọng trách cố vấn BCH T.Ư Ðảng.
(Còn nữa)
                              

   P.V (TH)


Các tin khác


Đại hội lần thứ V của Đảng: Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của Nhân dân

(HBĐT) - Ðại hội lần thứ V của Ðảng họp từ ngày 27 - 31/3/1982 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.033 đại biểu đại diện hơn 1,72 triệu đảng viên trong cả nước. Có 47 đoàn đại biểu quốc tế dự.

Lễ xuất quân, diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Sáng 10-1, tại quảng trường Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Bộ Công an phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ xuất quân và diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Buổi diễn tập được thực hiện theo phương án huấn luyện, gồm: võ thuật, diễn tập giải quyết các tình huống gây rối, các trường hợp tụ tập kích động tại các mục tiêu được bảo vệ...

Hai nhân tố làm nên thành công Đại hội XIII của Đảng

Hội nghị lần thứ mười bốn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thành công tốt đẹp. Đây là hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình chuẩn bị, bảo đảm các điều kiện tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII). Qua hội nghị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân thêm tin tưởng, kỳ vọng vào những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa của đất nước sau Đại hội XIII.

Đại hội lần thứ III của Đảng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà

(HBĐT) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp từ ngày 5 - 10/9/1960 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 500 nghìn đảng viên.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng: Tập trung cao độ phục vụ Đại hội XIII của Đảng

Sáng 6/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIII của Đảng đã họp phiên thứ sáu. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Trưởng tiểu ban, chủ trì Phiên họp. 

Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn

(HBĐT) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 - 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 760 nghìn đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục