Ông mo làm lễ trong Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2010.

Ông mo làm lễ trong Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2010.

(HBĐT)- Năm 2002, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh được sự cho phép của các cơ quan chức năng đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Mường Bi, Tân Lạc - Hòa Bình" với mục đích phục dựng sưu tầm 12 đêm mo tang lễ của người Mường. Địa chỉ cụ thể thực hiện tại xóm Lầm, Mường Bi (huyện Tân Lạc). Sau 8 năm xử lý tư liệu, đến tháng 10/2010, cuốn sách Mo Mường Hòa Bình đã chính thức được xuất bản ra mắt bạn đọc.

 

Cuốn sách Mo Mường Hòa Bình do UBND tỉnh ấn hành có dung lượng 1.520 trang in trên khổ giấy 19 x 27 cm, giấy in bóng, đẹp. Căn cứ theo nội dung từng đọn mo, từng thể loại mo, Ban biên tập đã chia thành 140 cát (các chương, phần). Mo dài, ngắn có nội dung khác nhau và phân chia thành 4 thể loại mo chính là: mo kể chuyện, mo hòm, mo cuối lìa và mo nghi lễ và được chia làm 2 phần: phần ghi âm tiếng Mường và phần dịch sang tiếng phổ thông. Toàn bộ tư liệu chủ yếu lấy trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Mường Bi, Tân Lạc, Hòa Bình” được ghi băng, ghi hình trong tiến trình phục dựng 12 đêm mo tang lễ tại Mường Bi (Tân Lạc) nên nói cuốn sách này có nội dung Mo Mường Bi cũng không sai.

 

Thoạt đầu, khi đọc qua bản Mo Mường Bi, một số vị trong ban soạn thảo băn khoăn thấy các cái mo sao ngắn, giản đơn về cấu trúc, ngôn ngữ khá khu biệt địa phương. Ban đầu cũng có ngộ nhận bản mo này không đầy đủ, thiếu nhiều các chi tiết, không hay như mo ở các mường khác.  Càng về sau, đọc kỹ và trong quá trình soạn thảo, biên tập thấy sáng tỏ nhiều vấn đề Mo Mường Bi có nhiều điểm rất đặc sắc. Trong bài viết ngắn và trong điều kiện chưa có thời gian để nghiên cứu kỹ không thể nói hết mọi nhẽ.

 

Trước hết, về mặt cấu trúc 12 đêm mo, Mo Mường Bi có tính lô gích dân gian trong toàn bộ diễn trình mo và có đầy đủ các nội dung trong đó. Từ khi con người chết đi có nghi lễ đạp ma, thiểng thẳn, có mo nhòm, mo nghi lễ, mo kể chuyện... cho đến khi mo táy, mo cha - mo nhắn nhủ dạy bảo con cháu trước khi mang đi mai táng. Tuy nhiên, có thiếu một số cát mo như: mo de khâu (đẻ trống đồng...), vấn đề này có lẽ do các thầy mo quen hoặc là sự sáng tạo sau này của các Mo Mường khác...

 

Về mặt chi tiết và ngôn ngữ, Mo Mường Bi không màu mè, hoa mỹ. Lấy ví dụ như cát mo đẻ đất, việc sinh đẻ ra đất, trời được mô tả giản đơn sinh ra “cà khật”, “cà khồi” chứ không ồn ào hay như ngày nay ta hay nói là “hoành tráng” như mo các mường khác. Tiếp sau đó, dân gian Mường Bi lý giải do trời sinh ra trước nên ở bên trên, đất sinh ra sau nên ở bên dưới... mặt đất khi đó chưa có gì, dạ nhần mới đắp dất thành đồi, núi.. . thật là một hình tượng không kém gì bà Nữ Oa đội đá vá giời của người Trung Hoa. Trong khi đó, mo các mường, khác kể cả những tác phẩm của nhà nghiên cứu Bùi Thiện sưu tầm cũng không có chi tiết này. Đây là chi tiết rất đắt nâng cao nhiều giá trị của móng mo này. Về sự đơn giản trong chi tiết có thể kể ra đây như việc ấp trứng điếng, Mo Mường Bi khá giản đơn ngắn, song vẫn đầy đủ như việc nhừo con chim réo rạ ấp mới nở trứng dần, đẻ ra con người và muôn loài. Trong khi đó, các Mo Mường khác được thêm thắt rất nhiều chi tiết như bởi người này, bởi người kia mới đến chi tiết chính là nhờ con chim réo rạ hay như trong móng mo đọc moong - săn muông, bản mong Mường Bi rất giản đơn từ việc góp giáo, tên, nỏ, góp chó để đi săn mường cho đến khi hạ được con muông tiw wil tượng wuợng, việc chia thịt muông được mô tả khá giản đơn. Trong khi đó, mo các mường khác dài dòng hơn, hoa mỹ hơn, chi tiết phong phú hơn, song về cốt lõi nội dung không chệch so với Mo Mường Bi.

 

Giá sử như lấy Mo Mường Bi làm gốc thì thấy rằng sáng tạo ban đầu ra Mo Mường rất giản đơn trong chi tiết, sau đó được mo các mường khác sáng tạo thêm, thêm thắt vào. Tính thực trong giá trị bảo tồn ngôn ngữ trong Mo Mường Bi còn thể hiện khá rõ trong chi tiết khi lang Cun Cài ra làm lang bị con ma cốch bắt chết, hỏi khá nhiều thầy mo và các nghệ nhân dân gian các mường khác họ không biết ma cốch là gì, chỉ có ở Mường Bi còn nói rõ đây là “ma” sao băng trên trời bởi rất giản đơn thôi. Mường Bi gọi sao Băng là cốch. Đây là một căn cứ nữa chứng tỏ Mo Mường Bi còn lưu giữ khá toàn vẹn ngôn ngữ Mường cổ xưa.

 

Một điểm nữa trong mo nhòm ở Mường Bi, việc nhòm tức là quan sát, nhìn mọi vật lần cuối trước khi về mường ma, được bắt đầu từ gần cho đến xa và dịch chuyển xa dần như cát mo nhòm thả, nhòm nhà - tức là nhìn các sào quần, áo con cháu trên bên cỗ quan tài, sau đó nhòm ra nhà mình, nhòm ra mường mình mới dần đi nhòm các mường khác... các Mo Mường khác không có mo nhòm thả, nhòm nhà... Cát mo wờn, woa  khụ cồil - Vườn hoa núi Cối chỉ có Mường Bi, Mường Thàng mới có, mo dưới Lạc Sơn, Kim Bôi, Thanh Hóa không có... Cát mo này không có nhưng nó là sự minh chứng trong sáng tạo không ngừng của văn nghệ dân gian và có sự khác biệt trong các khu vực văn hóa, trong đó mo cũng không ngoại lệ.

 

Trong khi đó, từ khi người Pháp đổ bộ nước ta, việc nghiên cứu Mo Mường đã được bắt đầu, song cho đến nay, trải qua hơn 100 năm và cho đến ngày nay vẫn đang làm, chưa biết bao giờ mới kết thúc.

 

Lịch sử nghiên cứu lâu dài, số lượng các công trình nghiên cứu nhiều đã đem đến kết quả là việc nghiên cứu về mo cũng đạt được những thành tự to lớn. Có thể kể tới một số lĩnh vực nghiên cứu cùng tên tuổi của các học giả có những công trình nghiên cứu tiêu biểu về mo như: lĩnh vực chính trị xã hội. Crossin P, Bùi Văn Kín..., lĩnh vực dân tộc học: Cuisinier I, Nguyễn Từ Chi..., lĩnh vực sưu tầm và dịch thuật: Vương Anh, Hoàng Anh Nhân, Bùi Văn Thiện, Quách Giao, Đinh Văn ấn... Lĩnh vực nghiên cứu văn học: Nguyễn Đổng Chi, Võ Quang Nhơn, Bùi Văn Nguyên, Cao Huy Đinh, Đặng Văn Lung, Phan Ngọc, Phan Đăng Nhật, Trương Sĩ Hùng, N.L.Nikulin...

 

Nhiều công trình nghiên cứu quy mô, các bài biết nghiên cứu chuyên ngành, báo cáo hội thảo khoa học chuyên đề về mo đã được thực hiện. Giá trị mo trên hầu khắp các phương diện phản ánh đều được được nghiên cứu, giúp hiểu biết ngày càng đầy đủ về sản phẩm văn hóa Mường.

 

Song tất cả cũng chỉ là quá trình vấn đề nghiên cứu Mo Mường vẫn chưa thể đi đến hồi kết trọn vẹn bởi cho đến nay, việc sưu tầm thành văn bản lời mo và môi trường không gian diễn xướng mo vẫn đang dang dở, chưa có đủ các bản mo các mường trọn vẹn. Nếu nói về giá trị mo, chỉ xin nói thế này, loại trừ đi các nghi lễ, lễ vật, cúng khấn nếu ai đã tham dự đám hiếu của người Mường, lắng nghe thầy mo diễn xướng mo sẽ tự thấy lòng mình trở nên sâu lắng hơn, muốn sống cho nên người hơn...

 

Ngày nay, dưới ánh sáng Nghị quyết T.ư 5 của Đảng đã xác định văn hóa là động lực của sự phát triển, việc bảo tồn, gìn giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc, trong đó có văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số. UBND tỉnh cho in ấn, phát hành bản Mo Mường Bi là quyết định sáng suốt tri ân văn hóa dân tộc và cũng là sự khẳng định mang tính chính thống những giá trị to lớn của Mo Mường trong đời sống hôm nay.

 

                                                                      Bùi Huy Vọng

                                             (Xóm Bưng, Hương Nhượng - Lạc Sơn)

 

Các tin khác

Phụ nữ Mường Vang bên khung cửi.
Những cây dổi đang đến kỳ cho thu quả của người dân xóm Be Trong, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn
Nhà sàn, cồng chiêng và trang phục truyền thống là những nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Mường
Những nét đẹp truyền thống được gìn giữ trong các bản làng ở Hòa Bình luôn níu chân du khách

Lễ hội xên bản, xên mường của người Thái ở Mai Châu

(HBĐT) - Đây là lễ hội phổ biến của người Thái ở Mai Châu, cụ thể ở đây là lễ hội của người Thái vùng Mai Thượng, Mai Châu. Lễ xên bản, xên mường chính là lễ cúng bản, cúng mường, thờ cúng thành hoàng bản mường, những người lập nên bản người Thái từ buổi đầu thiên di từ Mường Hước Khà về đây lập nghiệp.

Trang phục của phụ nữ Dao Tiền

(HBĐT) - Đồng bào Dao chiếm một bộ phận trong cộng đồng dân tộc của tỉnh ta, phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố, nhưng tập trung nhiều ở các vùng núi thuộc huyện Kim Bôi, Đà Bắc.

Ẩm thực độc đáo của dân tộc Tày

(HBĐT) - Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh.

Nhà ở truyền thống của người Mường Hoà Bình

(HBĐT) - Trong đời sống, sinh hoạt của người Mường Hoà Bình, ngôi nhà sàn là một phần quan trọng nhất. Nếp nhà không chỉ là nơi che chở, nghỉ ngơi của đồng bào mà còn chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hoá riêng, độc đáo.

Tân Lạc: Giữ cho nền nhạc cụ dân tộc không mai một

(HBĐT) - Có một lớp học được dựng nên bởi tâm huyết của nhiều người mong muốn bảo tồn và phát huy nét độc đáo của văn hoá dân tộc. Nghệ nhân truyền dạy hay thế hệ sau khi đến lớp học đều mang trong mình tinh thần tự nguyện và lòng yêu mến, say mê.

Nghệ thuật múa của người Mường

(HBĐT) - Trong các loại hình nghệ thật dân gian truyền thống, hoạt động diễn xướng của người Mường trong các nghi lễ, lễ hội và đời thường luôn kèm theo các điệu múa, trong đó có nhiều loại hình múa dân gian sinh động. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, nhiều giá trị múa truyền thống của người Mường đã bị mai một.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục