(HBĐT) - Ngày 5/6/1911, Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành giã từ mái trường Dục Thanh (Phan Thiết) vào Sài Gòn. Mới 21 tuổi, Nguyễn Tất Thành đến Cảng Nhà Rồng với cái tên Văn Ba, lên làm đầu bếp trên chiếc tàu đô đốc Amiral Latouche Tréville của Pháp.

 



Tàu Amiral Latouche Tréville, con tàu đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Cảng Sài Gòn.

Lên tàu hướng về nước Pháp để làm quen với nền văn minh Pháp, tìm hiểu sự thật về tự do bình đẳng bác ái. Hành trang mà Nguyễn Tất Thành mang theo ngoài lòng yêu nước, tinh thần dân tộc còn là những tri thức văn hóa sâu rộng có hệ thống và rất căn bản, trong đó có ngôn ngữ Pháp và văn hóa Pháp.

Sự ra đi, một chuyến đi trở thành một dấu son trong lịch sử dân tộc mà Người khởi đầu cho một phong cách tiếp xúc Đông - Tây mới mẻ mà đương thời chưa ai làm được.

Trên con tàu đô đốc Latouche Trévilla lênh đênh bốn bể năm châu và từ đó dấn mình vào đội ngũ quốc tế của giai cấp vô sản.

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ/ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương/ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở/ Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! (Chế Lan Viên)

Ở tuổi 21, Anh thanh niên sang Pháp, nơi thường nêu cao khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái. Trong lòng Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành có ước mong cháy bỏng "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc. (Chế Lan Viên)

Anh thanh niên bôn ba, lầm than nơi phương trời, góc bể lòng vẫn nuôi một chí lớn, một hy vọng:

Khi mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông/ Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt/ Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc/ Sao vàng bay theo liềm búa công nông. (Chế Lan Viên)

Tám năm sau, tháng 6/1919 với danh xưng Nguyễn Ái Quốc đã gửi yêu sách 8 điểm. Cũng năm đó, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 8/7/1924, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội V Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva với tư cách là đại biểu Đông Dương. Ngày 21/6/1925, Người sáng lập, ra mắt số báo đầu tiên tờ Báo Thanh Niên. Sau này trở thành ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Tại các cuộc hội nghị này, Người đã tiếp xúc đến Luận cương của Đảng Cộng sản:

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.

Và trong lòng Người dạt dào lòng tin mà niềm vui vô bờ bến:

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/ Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi/ Hình của Đảng lồng trong hình của Nước/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười. (Chế Lan Viên)

Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, mùa xuân 1941, Người trở về Tổ quốc:

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt/ Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi/ Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.(Chế Lan Viên)

Đã 110 năm kỷ niệm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, một chuyến đi sáng ngời lịch sử. Chuyến đi đã đem đất nước ta, dân tộc ngẩng cao đầu như lời Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nêu trong diễn văn: "Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.


Văn song (TTV)


Các tin khác


Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục