(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình được thành lập theo Nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ ngày 22/6/1886 với tên gọi tỉnh Mường, gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ được tách ra từ phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh: Hưng Hoá, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ.

Ngày 5/9/1896, tỉnh lỵ được chuyển về đóng tại làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình, thuộc TP Hòa Bình ngày nay. Từ đấy, tỉnh chính thức mang tên Hòa Bình với 4 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Mai Đà, Lạc Sơn (bao gồm cả phần đất huyện Lạc Thủy ngày nay). Trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, đến nay, tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện và 1 thành phố; 151 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 129 xã, 12 phường và 10 thị trấn, dân số trên 90 vạn người. 

Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình có truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; sớm giác ngộ và tham gia các phong trào cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đến nay, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 512 tổ chức cơ sở Đảng, trên 6,7 vạn đảng viên. Đảng bộ tỉnh không ngừng đổi mới, hoàn thiện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ mỗi thời kỳ cách mạng và trong giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn đổi mới, Đảng bộ tỉnh đã vận dụng hiệu quả, sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Từ chỗ xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí còn thấp của những năm đầu tách tỉnh. Đến nay, tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc, vươn lên thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, tăng trưởng kinh tế đứng trong tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá và vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất phát triển, giá trị tổng sản phẩm (GRDP) tăng năm sau cao hơn năm trước; quy mô nền kinh tế được mở rộng.

Các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển KT-XH. Các nguồn lực được huy động, sử dụng hiệu quả, phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế, diện mạo đô thị, nông thôn, đời sống người dân biến đổi sâu sắc. Hạ tầng giao thông, các công trình phúc lợi được đầu tư, người dân được hỗ trợ tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, BHYT, giáo dục. Xây dựng nông thôn mới nằm trong tốp đầu khu vực. Thu nhập người dân cao hơn mức bình quân khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả, giá trị bền vững. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tại các huyện: Lạc Thủy, Lương Sơn, Tân Lạc, Cao Phong đã hình thành, phát triển theo chuỗi giá trị. Tỉnh có những nông sản có lợi thế như: Cam, bưởi, nhãn, su su, lợn bản địa, gà đồi, cá lòng hồ đã tiếp cận được với các thị trường ngoại tỉnh, thị trường Hà Nội, được người tiêu dùng đánh giá cao. Nhiều công trình, dự án quan trọng được triển khai, hoàn thành như đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; đường 435 từ TP Hòa Bình lên khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, các cầu qua sông Đà, mở ra lợi thế cạnh tranh, phát triển không gian đô thị, thương mại, nông nghiệp, cải thiện dân sinh. Môi trường đầu tư được cải thiện, tỉnh đang là tâm điểm của nhiều dự án đầu tư có tầm cỡ, hứa hẹn sự bứt phá trong tương lai gần. Hòa Bình là tỉnh đi đầu trong thực hiện chủ trương, nghị quyết của T.Ư về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã bảo đảm tiến độ, gắn với chuẩn bị nguồn nhân sự cho cấp ủy đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được chăm lo, cán bộ, Nhân dân thống nhất vì sự phát triển của tỉnh.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống quê hương, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, đổi mới mạnh mẽ tư duy, hành động, thực hiện tốt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển KT-XH; thực hiện quyết liệt các khâu đột phá chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm và các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, phấn đấu xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững theo phương châm phát triển xanh, xanh hơn nữa, chăm lo tốt hơn đời sống người dân, để mỗi người dân thụ hưởng thành quả của đổi mới.


Lê Chung

Các tin khác


Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục