Nhân dịp 35 năm (1987 - 2022) UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có cuộc trao đổi với báo chí làm sáng tỏ hơn những giá trị của di sản tư tưởng Hồ Chí Minh.

 
Chú thích ảnhNgày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Khóa họp lần thứ 24 của Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Paris (từ ngày 20/10 đến 20/11/1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 ghi nhận "năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”. Nghị quyết khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia kỷ niệm và đề nghị Tổng giám đốc UNESCO triển khai các biện pháp thích hợp "bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người".

Nhân dịp 35 năm (1987 - 2022) UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có cuộc trao đổi với báo chí làm sáng tỏ hơn những giá trị của di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung cuộc trao đổi.

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa về việc cách đây 35 năm UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”?

Trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với các dân tộc, các nền văn minh khác nhau. Sự kết tinh giữa văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại đã mang đến cho Người một thế giới quan toàn diện, độc đáo. Những nơi Người đã đi qua, thậm chí những nơi Người chưa từng tới nhưng tư tưởng, giá trị nhân văn, đạo đức và nhân cách của Hồ Chí Minh luôn mang sức lôi cuốn, lan tỏa mãnh liệt, tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, hòa bình, công lý, dân chủ và tiến bộ xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Với những "đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật", năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất”.

Nghị quyết là minh chứng hùng hồn khẳng định sự đúng đắn, chính nghĩa của sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam, là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đấu tranh của nhân loại trước áp bức, bất công, vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Nghị quyết cũng là sự cổ vũ, ủng hộ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế đối với công cuộc Đổi mới, phát triển đất nước của Việt Nam, để từ đó đất nước ta có được thành quả như ngày nay.

Chú thích ảnhThứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc. Ảnh: TTXVN/phát

Sự vinh danh của UNESCO cho thấy những giá trị gì trong di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đất nước ta và nhân loại hiện nay, nhất là trong điều kiện toàn Đảng đang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?

Di sản Hồ Chí Minh là một tổng thể thực tiễn và lý luận, bao gồm toàn bộ cuộc đời sinh động, sự nghiệp vĩ đại, tư tưởng tiến bộ, đạo đức sáng ngời, phong cách giản dị, cao quý của Người. Di sản Người để lại mang tính phổ quát, vượt thời đại và vẹn nguyên tính thời sự. Đó là độc lập tự chủ, giải phóng con người, đoàn kết quốc tế, coi trọng đa dạng văn hóa; diệt giặc dốt gắn với xóa nạn mù chữ; học tập suốt đời gắn với giáo dục toàn cầu; tết trồng cây gắn với bảo vệ môi trường…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhân dân ta giành Chính quyền, giành độc lập dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước và tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Đảng ta khẳng định kiên trì lấy Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Do vậy, sự vinh danh của UNESCO đối với chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta khẳng định tính đúng đắn của lý tưởng và con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn và toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang kiên định đi theo nhằm hiện thực hoá mong ước của Người, đó là "đem lại độc lập cho dân tộc” "đem lại cuộc sống tự do, ấm no và thực sự hạnh phúc cho tất cả mọi người”.

Sự vinh danh này là nguồn động viên cổ vũ to lớn để mỗi Đảng viên chúng ta tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây cũng là minh chứng mạnh mẽ phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi lan tỏa và nâng tầm giá trị văn hóa Việt Nam, đồng thời khẳng định chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước, chăm lo tới đời sống người dân và hội nhập quốc tế.

Xin cảm ơn Ông về cuộc trao đổi ý nghĩa này.


Theo TTXVN


Các tin khác


Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu các địa phương trong phòng, chống tham nhũng

(HBĐT) - "Kết quả kiểm điểm đánh giá chỉ số công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2021 của các huyện, thành phố còn ở mức thấp. Để chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại, tăng cường thực hiện các biện pháp PCTN, tiêu cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện các quy định về PCTN" - đồng chí Phạm Tiến Dũng, Phó chánh Thanh tra tỉnh cho biết.

Tiếp tục bảo vệ, vun đắp mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam

Nhân kỷ niệm 60 năm ngày Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao (05/09/2022-05/09/2022), ngày 5/9 tại thủ đô Viêng Chăn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam và Lào về lịch sử của mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào; cách thức thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt – Lào, đồng thời gửi lời nhắn nhủ tới thế hệ trẻ của 2 nước Việt Nam và Lào.

Hàng loạt “quan chức” hầu tòa: Lỗi cơ chế hay phẩm chất?: Bài 4: Hoàn thiện cơ chế để hiện thực hóa “4 không”

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (TN, TC): Phòng, chống TN, TC chính là "chống giặc nội xâm"-nhiệm vụ rất quan trọng nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp, bởi TN, TC thường xảy ra ở cán bộ có chức, có quyền.

Hàng loạt “quan chức” hầu tòa: Lỗi cơ chế hay phẩm chất? Bài 3: Những lỗ kim đủ cho voi chui lọt

Đại án ở ngành y tế, ngoại giao chưa dừng lại; sai phạm trong quản lý đất đai, quản lý tài sản công xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước, điển hình là Bình Dương, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... đã dấy lên vấn đề: Lỗi do phẩm chất cán bộ hay do cơ chế, chính sách, luật pháp? Có thể thấy, khi cán bộ thoái hóa về phẩm chất đạo đức, lại chủ ý lợi dụng sự chưa hoàn thiện của cơ chế, kẽ hở của chính sách, pháp luật để trục lợi thì con đường từ đỉnh cao quyền lực đến "xộ khám" là tất yếu. Trong tiến trình xây dựng luật pháp và chính sách, Đảng, Nhà nước đang quyết tâm để hoàn thiện các hệ thống này.

Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương sơ kết 6 tháng đầu năm 2022

Sáng 25/8, tại Hà Nội, Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương đã tổ chức cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Hàng loạt “quan chức” hầu tòa: Lỗi cơ chế hay phẩm chất? Bài 2: Khi quyền lực chưa bị nhốt trong "lồng cơ chế”

Dù khẳng định việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống là nhân tố quyết định để cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) không tham nhũng, tiêu cực (TN, TC) nhưng thực tế cho thấy, TN, TC-biểu hiện rõ nhất của sự tha hóa quyền lực cũng là yếu tố khách quan ở bất kỳ chế độ xã hội và thời đại nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục