(HBĐT) - Cuối tháng 8 vừa qua, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến tiếp xúc, đối thoại (TX, ĐT) với Nhân dân huyện Lương Sơn và TP Hòa Bình. Đây là những địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh, tuy nhiên đang tồn tại một số vấn đề có tính chất phức tạp, nhạy cảm. Cụ thể như việc giải quyết đơn, thư còn chậm, gây bức xúc trong Nhân dân; môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng... Đặc biệt là một số cán bộ trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp còn gây phiền hà, nhũng nhiễu, lợi dụng vị trí việc làm cố tình làm phức tạp vấn đề trong thi hành công vụ. Tại hội nghị, Thường trực Tỉnh ủy đã lắng nghe ý kiến, kiến nghị của Nhân dân về các vấn đề: Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản; thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; thu gom, xử lý rác thải; việc thực hiện các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính…




Người dân xã Nuông Dăm (Kim Bôi) đề đạt ý kiến với lãnh đạo tỉnh tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Thị Dung, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết: Thông qua TX, ĐT, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, MTTQ, đoàn thể nắm bắt tình hình, tư tưởng Nhân dân, nhất là những bất cập, khó khăn trong thực hiện cơ chế, chính sách; thái độ làm việc, tiếp dân của cán bộ, đảng viên... Từ đó thành phố đã chỉ đạo kịp thời, triển khai các giải pháp cụ thể nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân, từng bước hạn chế tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân; tạo niềm tin của Nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền.

Thực tế cho thấy, các cuộc TX, ĐT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy quyền giám sát của Nhân dân. Các hội nghị TX, ĐT được tổ chức ngày càng nhiều và kịp thời, giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp lắng nghe nguyện vọng, ý kiến tham gia của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong xây dựng Đảng, chính quyền. Qua đó, các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc, phát sinh để nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh phù hợp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết. Ngoài gần 1.200 cuộc TX, ĐT được tổ chức từ năm 2017 đến nay giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân thì HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh đã tổ chức 56 cuộc khảo sát, 24 cuộc giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về phát triển KT – XH; đã tiếp nhận 337 kiến nghị của Nhân dân. Đây là căn cứ, nội dung quan trọng để các cấp ủy, chính quyền, các ngành tiếp thu, có biện pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, điều hành cũng như đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Việc phát huy tốt vai trò của Nhân dân đã góp phần siết chặt kỷ cương hành chính tại các cơ quan, đơn vị. Từ năm 2017 đến nay, cơ quan thanh tra các cấp trong tỉnh đã triển khai 210 cuộc thanh tra công vụ tại 297 đơn vị. Qua đó kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu, gây phiền hà cho Nhân dân trong thực thi công vụ. Cụ thể như huyện Kim Bôi xử lý kỷ luật 19 cán bộ, công chức; TP Hòa Bình xem xét kiểm điểm trách nhiệm đối với 2 tập thể, 3 cá nhân vi phạm, yêu cầu 1 trường hợp cán bộ phải xin lỗi người dân… Qua đó giúp cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm các quy định về những điều đảng viên, công chức, viên chức không được làm; kịp thời ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...

Dương Liễu

Các tin khác


Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Thói xu nịnh và giá trị ảo

Thói xu nịnh tưởng chừng vô hại, nghe vui tai, nhưng thực chất lại nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, bị nhầm lẫn bởi giá trị ảo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, những quyết định sai.

Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục