(HBĐT) - Trong bối cảnh truyền thông mới, thời đại 4.0 và internet, mạng xã hội bùng nổ, tạo ra sự "ngập lụt” thông tin. Trong đó, các thế lực thù địch, bất mãn chính trị triệt để lợi dụng không gian mạng để tấn công, chống phá. Chúng thiết lập hàng loạt trang web, blog, tài khoản facebook, fanpage… để tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, phát tán các tin, bài, ảnh, clip nội dung xấu, độc, thù địch với tần suất và số lượng lớn. Đặc biệt là khi đất nước diễn ra các sự kiện lớn như Đại hội Đảng, bầu cử, lễ kỷ niệm… hay khi xảy ra vấn đề ở địa phương, cơ sở. Các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, đất đai để chống phá.  

Đơn cử, sau vụ việc nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu, Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk rạng sáng 11/6, làm thương vong một số chiến sĩ công an xã, cán bộ, người dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, trên mạng xã hội và những trang báo tiếng Việt máy chủ từ nước ngoài xuất hiện ngay những thông tin xuyên tạc, cố tình bóp méo, suy diễn. Chúng lèo lái, rêu rao vấn đề sắc tộc hòng chia rẽ khối đại đoàn kết. Mạng xã hội cũng xuất hiện những tin giả, nhiều thông tin, video không đúng sự thật được chỉnh sửa, cắt ghép. Những luồng thông tin xấu độc như những đợt tấn công tàn ác, đánh vào nhận thức, hiểu biết, làm người dân hoang mang, lo lắng, băn khoăn, hoài nghi. 

Đó cũng chính là mục đích của thế lực thù địch, phản động nhằm tạo diễn biến, chuyển hóa trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Sự thật thì trái ngược những gì chúng ra sức lợi dụng vụ việc để tuyên truyền chống phá.

Thực tế đó cho thấy, công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên môi trường mạng là cuộc chiến đấu không khói súng nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp. Đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc kịp thời, nhạy bén, trách nhiệm, bền bỉ của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trước hết là vai trò của lực lượng nòng cốt và cán bộ, đảng viên.  

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện một số tài khoản mạng xã hội của cá nhân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh tham gia bày tỏ quan điểm trái chiều, bình luận với nội dung tiêu cực. Thậm chí viết bài, chia sẻ những thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch, tác động đến tư tưởng, dư luận xã hội. Đã có những đối tượng bị đưa ra xét xử, kết án vì tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Hòa Bình là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, một số tôn giáo và đang, sẽ triển khai nhiều dự án phát triển KT-XH cần giải phóng mặt bằng. Tỉnh cũng nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là những vấn đề dễ bị lợi dụng để nói xấu, xuyên tạc.  

Để tránh tác động trước các thông tin xấu độc, xuyên tạc, mỗi cán bộ, đảng viên cần xây dựng cho mình "hệ miễn dịch”. Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững bản lĩnh chính trị. Khi có nhận thức đúng, bản lĩnh vững vàng cần có thái độ rõ ràng và kiên quyết đấu tranh phản bác   các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chế độ, nền tảng tư tưởng của Đảng. Hình thành thói quen thận trọng, kiểm chứng thông tin; tiếp nhận, chia sẻ thông tin từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, báo chí chính thống. Từ đó, lan tỏa tích cực, đúng đắn đến quần chúng Nhân dân. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng về Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng cần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình mới. Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân cần sáng tạo, thích hợp với đặc thù từng giai tầng; trí vận, phụ vận ra sao... Các cơ quan chức năng, báo chí chính thống cũng có vai trò quan trọng trong cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông    tin, định hướng dư luận xã hội, làm chủ "trận địa” thông tin.

P.V

Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục