Chuẩn bị đến Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6), nhóm sinh viên ngành báo chí đang sôi nổi bàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm sao cho ý nghĩa thì Long bước vào "phá đám".



Ở Việt Nam cũng như mọi quốc gia trên thế giới, tự do báo chí, tự do ngôn luận phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật.

- Tôi đọc trên mạng thấy tổ chức RSF gì đó đưa ra cái"Bảng xếp hạng tự do báo chí năm 2023” thì Việt Nam đứng gần cuối cùng. Họ còn nói Việt Nam không có tự do báo chí, đàn áp các nhà báo nữa!

Mọi người quay ra nhìn Long đầy ngạc nhiên. Nga lên tiếng:

- Này, bạn đọc ở đâu đấy? Thông tin giờ tràn lan trên mạng, nhiều nội dung không đúng, xuyên tạc, chống phá Nhà nước mình đấy.

Hùng ngồi đối diện, khẳng định với Long:

- Điều bạn đọc được không đúng đâu! Theo tôi biết, tổ chức phóng viên không biên giới (viết tắt là RSF) mà bạn nói, đã nhiều lần đánh giá không khách quan, không đúng thực tế về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến báo chí, cũng như yêu cầu của tự do báo chí với ý nghĩa như một quyền không thể thiếu của con người, một động lực quan trọng để phát triển đất nước.Cho nên, khi đọc thông tin trên mạng xã hội, bạn phải chọn lọc không thì mắc mưu kẻ xấu đấy.

Thấy mọi người phản bác, Long chống chế:

- Thì tôi thấy trên các trang mạng người ta chia sẻ, bình luận nên nói theo thôi. Mà tôi thấy, họ cũng nói nhiều đến việc, giờ mạng xã hội người ta còn đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng hơn cả báo chí. Khối vụ đã bị "nhà báo facebook" phanh phui đấy thôi.

Đến đây, Hùng nghiêm giọng:

- Bạn nói như vậy là tiếp tay cho kẻ xấu chống phá rồi.Ở Việt Nam cũng như mọi quốc gia trên thế giới, tự do báo chí, tự do ngôn luận phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật. Những"nhà báo facebook"như bạn nói họ chỉ đưa tin một chiều, nhiều thông tin chưa được kiểm chứng. Nhiều người trong số họ có mục tiêu không trong sáng khi cố tình bôi nhọ,xuyên tạc, kích động chống phá chính quyền. Không ít trường hợp mà bạn đang nói đã bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật rồi đấy.

Nhận thức ra vấn đề, Long đưa tay gãi tai:

-Cũng vì trên mạng có quá nhiều luồng thông tin, tôi lại chưa xem xét kỹ khi đọc. May là có các bạn giúp tôi hiểu ra nếu không thì lại vô tình tiếp tay cho những kẻ có ý đồ xấu, chống phá đất nước. Tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc qua chuyện này!


Theo Quandoinhandan

Các tin khác


Thói xu nịnh và giá trị ảo

Thói xu nịnh tưởng chừng vô hại, nghe vui tai, nhưng thực chất lại nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, bị nhầm lẫn bởi giá trị ảo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, những quyết định sai.

Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục