(HBĐT) - Bước qua tháng 7 tri ân với hàng loạt hoạt động đền ơn - đáp nghĩa diễn ra khắp toàn tỉnh. Màu áo xanh tình nguyện học sinh, sinh viên (HSSV) ghi dấu trong nhiều hoạt động ý nghĩa như: tu sửa, dọn dẹp nghĩa trang liệt sỹ, thắp nến tri ân, giúp đỡ gia đình người có công, thăm hỏi thương bệnh binh… Những việc làm thiết thực này chính là cách làm sinh động, hiệu quả để giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho HSSV.


Đoàn viên, thanh niên chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình).

Thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho đoàn viên, thanh niên, các nhà trường đã đưa bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” vào hoạt động dạy học và giáo dục. Các đơn vị đã cụ thể hoá những chuẩn mực đạo đức cách mạng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành chuẩn mực nghề nghiệp, chuẩn mực của ngành và đơn vị để tổ chức thực hành như: "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, "Hai không”, "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, "Dạy tốt - học tốt”… Phát động, hướng dẫn, khuyến khích HSSV tích cực tham gia cuộc thi trực tuyến "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, "Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình”… Nổi bật là cuộc thi trực tuyến "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023 - vòng chung kết cấp quốc gia, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 17 về số lượng thí sinh tham gia. Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình” năm 2023, Sở GD&ĐT được Ban tổ chức cuộc thi trao giải nhất cho tập thể có số lượng người tham gia thi nhiều nhất. Trường THPT Lạc Sơn tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", "Chúng em kể chuyện về Bác Hồ"...

Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Các đơn vị, trường học tăng cường nắm bắt tình hình chính trị tư tưởng trong HSSV. Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, cán bộ, nhà giáo với HSSV để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xử lý kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc. Chủ động phát hiện, phối hợp ngành Công an, chính quyền địa phương xử lý kịp thời các vấn đề phức tạp về chính trị tư tưởng liên quan; không để HSSV bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức hoạt động trái pháp luật và các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tụ tập gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội. Các nhà trường chủ động phối hợp với các ngành: Công an, Y tế, LĐ-TB&XH... trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông... cho HSSV. Tổ chức tuyên truyền, thông tin đúng, đầy đủ đến HSSV về Luật An ninh mạng. Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin đảm bảo đúng quy định, lành mạnh, hữu ích; giảm thiểu tác động của những thông tin độc hại, sai trái trên môi trường mạng đối với HSSV.

Đặc biệt, các nhà trường đã đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Giáo dục công dân, các nội dung về giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và văn hoá trong trường học. Tiêu biểu như các trường học ở huyện Lạc Sơn tổ chức hoạt động ngoại khoá, tham quan các địa chỉ đỏ Chiến khu Mường Khói, Tượng đài Tây Tiến... Huyện Kim Bôi tổ chức hội thi "Kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho thanh, thiếu nhi”. Huyện Mai Châu tổ chức cuộc thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ”. TP Hòa Bình tổ chức trên 2.000 buổi hoạt động ngoại khoá phạm vi toàn trường, trên 180 hoạt động cấp cụm trường, thành phố; tổ chức và tham gia "Ngày Pháp luật”, tham gia Đại sứ văn hoá đọc do các cấp phát động, cuộc thi "Vẽ tranh quốc tế Toyota” chủ đề "Chiếc ô tô mơ ước”, "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai", Viết thư Quốc tế UPU với 16.400 bài dự thi… Các huyện: Tân Lạc, Lạc Thủy, Cao Phong, Lương Sơn, Đà Bắc, Yên Thủy đều tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề… nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, trang bị kiến thức, kỹ năng cho đoàn viên, thanh niên, HSSV trên địa bàn.

Các nhà trường cũng tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh cho học sinh tham gia như: Câu lạc bộ thể thao (bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền...), câu lạc bộ nghệ thuật (hát dân ca, múa, khiêu vũ, chiêng Mường...), tổ tư vấn tâm lý; diễn đàn "Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”, xây dựng đội tự quản trong nhà trường… Đẩy mạnh phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường.


Dương Liễu

Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục