Hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày "mở đường Trường Sơn đi cứu nước” - con đường huyền thoại mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những người lính Trường Sơn năm xưa giờ đã trở thành cụ ông, cụ bà tóc bạc, gối mỏi, nhưng trái tim và trí óc luôn tràn ngập ký ức về một thời "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai…”.


Ông Trương Đình Ngà ôn lại kỷ niệm một thời trai trẻ hành quân trên đường Trường Sơn, tham gia kháng chiến chống Mỹ.

Một chiều tháng Tư, ngồi trong căn nhà nhỏ bình yên thuộc phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), ông Trương Đình Ngà bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm không thể nào quên của một thời trai trẻ: Tôi sinh năm 1952, nhập ngũ năm 1971 - khi vừa qua tuổi 18. Ngày đầu tham gia kháng chiến, tôi được phân về đơn vị C2 thuộc Binh trạm 47, đóng tại khu vực sông Sê Băng Hiêng chảy qua A-Tô-Pơ của Lào và được giao nhiệm vụ khôi phục toàn bộ thiết bị thu hồi được của Mỹ ở đoạn đường 9 Nam Lào, nhằm phục vụ mở đường chiến dịch năm 1975...

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh không chỉ là tuyến hậu cần chiến lược của chiến trường miền Nam, mà còn là tuyến vận tải đảm bảo chi viện đắc lực cho chiến trường Lào và Campuchia. Các chiến sỹ Trường Sơn đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ để làm nên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Riêng cá nhân ông Ngà, ký ức sâu đậm nhất chính là lần vận chuyển trang thiết bị phục vụ cách mạng trên sông Sê Băng Hiêng. Máy bay C30 của Mỹ theo dõi và đánh phá khiến cho quân ta thiệt hại lớn về người và của, ông cũng không ngoại lệ. Bom đạn càn quét đã lấy đi của ông 72% sức khỏe. Một phần máu thịt của ông đã thấm vào một thời kỳ lịch sử của dân tộc, góp phần mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc thân yêu.

Cũng như cựu chiến binh Trương Đình Ngà, những người lính Trường Sơn năm xưa tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ với sức trẻ và tình yêu nước nồng nàn. Đường Trường Sơn dài dằng dặc với rừng sâu, núi cao, mưa bom, bão đạn... Mỗi bước chân là một lần đối mặt với gian khổ, hiểm nguy nhưng đoàn quân không ai chùn bước. Có những đợt hành quân, suốt mấy ngày chỉ ăn dè vài nắm cơm chống đói, vậy mà vẫn vững chân bước, vẫn động viên nhau giữ vững tinh thần.

"Những người lính Trường Sơn năm xưa đang sinh sống trên địa bàn tỉnh có mái nhà chung là Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình” - ông Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội giới thiệu. Ông Cường cho biết: Năm 2012, Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh được thành lập, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của hàng nghìn cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người con của Hòa Bình đã gắn bó một thời tuổi trẻ với đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại. Hoạt động với phương châm "Tập hợp, đoàn kết, truyền thống, tình nghĩa, tổ chức vững chắc, hoạt động hiệu quả”, Hội đã tập hợp, đoàn kết các hội viên, tạo nơi sinh hoạt ý nghĩa cho những người từng góp phần làm nên lịch sử.

Những năm qua, Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Không dừng lại ở gặp mặt, thăm hỏi và kết nối hội viên, Hội còn tích cực phối hợp các trường học, tổ chức, đoàn thể địa phương tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống, giao lưu với thanh thiếu niên nhằm lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Hiện nay, Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh có gần 1.000 hội viên, sinh hoạt tại các huyện: Lạc Thủy, Cao Phong, Lương Sơn, Yên Thủy và TP Hòa Bình. Ban Liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sơn ở từng địa phương đã phát huy tốt vai trò "truyền lửa” bằng cách tích cực tham gia tuyên truyền, động viên, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tại quê hương. Trong thời gian tới, Hội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống hội viên, vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, tham gia giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ… Từ đó góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử tốt đẹp của dân tộc, nối dài truyền thống vẻ vang của Bộ đội Trường Sơn giữa thời bình.


La Hưng


Các tin khác


Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam

Năm 2025, Việt Nam long trọng kỷ niệm 50 năm chiến thắng vĩ đại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975-mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi và thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong khi đó, các thế lực phản động và cơ hội chính trị tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá. Chúng tung ra luận điệu xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, thậm chí chúng cho rằng: "Mỹ không hề xâm lược Việt Nam”!?... Những luận điệu, thủ đoạn nguy hiểm này phải được vạch trần, phản bác.

Bằng chứng khoa học và thực tiễn phủ nhận luận điệu xuyên tạc về thời đại ngày nay

Xác định đúng tính chất thời đại là nhiệm vụ hệ trọng nhằm giúp các quốc gia, dân tộc lựa chọn được hướng đi thuận chiều lịch sử. V.I.Lenin từng khẳng định: Khi và chỉ khi hiểu đúng về thời đại, chúng ta mới có thể định ra đúng đắn sách lược của chúng ta. "Thời đại ngày nay”, "thời đại hiện nay”, "thời đại mới”, "thời đại chúng ta” là những khái niệm đồng nghĩa, có phạm vi thời gian từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đến nay.

Thắp sáng vai trò người có uy tín trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 1.342 người có uy tín (NCUT). Những năm qua, NCUT đã phát huy tốt vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (BVNTTTCĐ), đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Họ là hạt nhân, nêu gương sáng không quản ngại khó khăn, đi từng ngõ, gõ từng nhà. Họ đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.

Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị: Bài 3 - Chung tay xây dựng “sức mạnh mềm” của dân tộc

Văn hóa tinh thần có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia, dân tộc và được ví như "sức mạnh mềm” trong thời kỳ phát triển cạnh tranh gay gắt. Nó giúp xác định, duy trì các giá trị, niềm tin, quy tắc đạo đức, pháp luật. Nó giúp thúc đẩy con người thay đổi ý thức, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy các giá trị tích cực, hình thành tư duy, nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, xây dựng nhân cách, biết tôn trọng người khác, phát triển kỹ năng giao tiếp và nhân cách toàn diện. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì nếu xây dựng được nền tảng văn hóa tinh thần vững chắc và phong phú, giàu nhân văn, nhân ái sẽ tạo ra môi trường để con người, xã hội thể hiện bản thân, khám phá ý tưởng mới và phát triển các hình thức nghệ thuật, văn hóa mới.

Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị - Bài 2: Nhiễm virus văn hóa độc hại, phá bỏ tương lai, làm ô tạp văn hóa dân tộc

Để thực hiện mưu đồ lật đổ chế độ, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước và xã hội Việt Nam, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị hướng mũi nhọn tấn công vào phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong đó, một chiêu bài rất thâm độc mà chúng áp dụng là kích động, chiêu dụ giới trẻ trong nước ra nước ngoài học tập miễn phí "chính sách công”, tạo ra "hạt nhân” rồi đưa trở về hoạt động chống phá với nhiều nội dung khác nhau. 

Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị - Bài 1: Những giá trị to lớn của "sức mạnh mềm"

LTS: Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là hồn cốt của mỗi quốc gia, dân tộc. Văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục