Toàn cảnh kỳ họp thứ năm, HĐND tỉnh khóa XV.

Toàn cảnh kỳ họp thứ năm, HĐND tỉnh khóa XV.

(HBĐT) - Ngày 28/1, HĐND tỉnh đã tổ chức kỳ họp thứ năm (Chuyên đề) nhằm lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Dự và chỉ đạo kỳ họp có đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong TT HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.

 

Phát biểu khai mạc kỳ họp, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nêu rõ: HĐND - cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp. Các vị đại biểu HĐND cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tập trung trí tuệ, tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, có chất lượng vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Tiếp đó, đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tỉnh đã triển khai, quán triệt Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 15- CT/TU ngày 9/1/2013 của BTV Tỉnh ủy; Kế hoạch số 02/KH-HĐND ngày 10/1/2013 của TT HĐND tỉnh; Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của QH khóa XIII về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; Báo cáo về những nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

 

Phát biểu tại kỳ họp, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đã nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong tỉnh. Đồng chí nhấn mạnh: Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của T.Ư, tại kỳ họp lần này, đề nghị các đại biểu cần nêu cao tinh thần trách nhiệm với cử tri, nhận thức rõ ràng, sâu sắc các nội dung hướng dẫn, tinh thần các cuộc họp của T.Ư, của tỉnh trong thời gian qua để tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Quá trình thảo luận, các đại biểu cần tập trung vào tất cả các nội dung, đặc biệt là 11 điều mới và 99 điều sửa đổi, bổ sung trên cơ sở phải đảm bảo chặt chẽ, khoa học theo các nguyên tắc và định hướng của Đảng, không để các đối tượng xấu, các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, xuyên tạc, nhằm chia rẽ Đảng, Nhà nước ta với nhân dân. Tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, cởi mở và chân thành xây dựng vì sự nghiệp chung của Đảng, nhân dân; góp nhiều ý kiến cụ thể, thiết thực vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

        

                                     Các đại biểu thảo luận tại tổ.

 

Thảo luận tại tổ, các đại biểu đã bám sát nội dung hướng dẫn, tham góp ý kiến một cách dân chủ, thắng thắn với tinh thần xây dựng cao ở các Chương, điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Có 43 đại biểu đóng góp 115 lượt ý kiến góp ý vào 72 Điều Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Các ý kiến đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có ý kiến cho rằng tiêu đề của một số Điều cô đọng, ngắn gọn quá dẫn đến khó hiểu, nhưng có Điều lại quá cụ thể; một số Điều có thể gộp lại được mà vẫn bảo đảm về nội dung và ý nghĩa, bản chất vốn có của Hiến pháp; có ý kiến đề nghị làm rõ một số từ ngữ, thuật ngữ trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, cũng như có thể chỉnh sửa cho rõ nghĩa, dễ hiểu đảm bảo đúng kỹ thuật, quy định về xây dựng Hiến pháp, pháp luật.

 

Kết thúc phần thảo luận, đồng chí Nguyễn Văn Quang, chủ tọa kỳ họp đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chỉ đạo TT HĐND tỉnh xây dựng báo cáo tổng hợp gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời đề nghị các đại biểu tiếp tục nghiên cứu góp ý và gửi văn bản về TT HĐND tỉnh- cùng với việc triển khai ở các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và toàn dân.

 

 

                                                                                  Thuý Hằng

 

Các tin khác


Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục