(HBĐT) - Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 chưa quy định rõ cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp.

 

                 

                                         Hà Quang Dĩnh

                                Phó Chánh án TAND tỉnh

 

Điểm mới của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là khẳng định rõ: Toà án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (khoản 1, Điều 107). Đồng thời, để phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp về việc thành lập các Tòa án không theo đơn vị hành chính, cũng như thể hiện bản chất nhân dân của các Tòa án nước ta, bảo đảm sự thống nhất trong Hiến pháp và các luật có liên quan. Dự thảo đã quy định, Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định; trường hợp đặc biệt thì QH có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt (khoản 3, Điều 107). Ngoài việc tiếp tục khẳng định và quy định khái quát về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Dự thảo đã bổ sung nhiệm vụ quan trọng của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (khoản 2, Điều 107). Tại Điều 108, Dự thảo bổ sung thêm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa nhằm thể hiện rõ tính khách quan, dân chủ trong việc xét xử, đồng thời, bổ sung quy định về nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử nhằm đảm bảo tính độc lập của Tòa án trong việc xét xử. Dự thảo cũng bổ sung nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao tại Điều 109 là “tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”.

 

Những điểm mới trên đây được quy định trong Dự thảo đã thể hiện rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, phù hợp thực tiễn, phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị, nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch - vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh. Do vậy, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với những quy định mới được bổ sung trong Dự thảo.

 

Qua nghiên cứu, chúng tôi xin đề nghị một số điểm sau đây:

 

Một là, tách các quy định về TAND và VKSND thành các chương khác nhau trong Hiến pháp vì Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp. Một số cơ quan khác, mặc dù thực hiện các hoạt động tư pháp nhưng không phải là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

 

Hai là, cần bổ sung chức năng giải thích pháp luật và ban hành án lệ của TAND tối cao. Bởi lẽ, Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp nên cần thiết phải bổ sung chức năng giải thích pháp luật và ban hành án lệ. Việc bổ sung này phù hợp với quy định của NQ số 49-NQ/TW, trong đó quy định việc phát triển án lệ. Mặt khác, việc ban hành án lệ giúp Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, giải thích quy định pháp luật chưa rõ ràng, chưa cụ thể thông qua các vụ án cụ thể. Do vậy, khoản 3, Điều 109 cần quy định lại là: TAND tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, thông qua việc xét xử các vụ án giải thích pháp luật và ban hành án lệ; đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

 

 

Các tin khác


Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục