Luật sư  Đan Tiếp Phúc, Tổng thư ký Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh.

Luật sư Đan Tiếp Phúc, Tổng thư ký Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh.

(HBĐT) - Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân đã đề cập nhiều vấn đề mới, tiến bộ so với bản Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiện, quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lĩnh vực GD-ĐT, KH-CN chưa khẳng định chủ thể của việc phát triển GD-ĐT, KH-CN là trách nhiệm của ai? Cụ thể, tại Điều 65 ghi: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.

 

Quy định như vậy sẽ không hiểu là hàng đầu của ai, của Nhà nước, của Chính phủ, của nhân dân, đoàn thể xã hội hay của các tổ chức xã hội dân sự?  Do đó, theo tôi cần phải xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là của Nhà nước. Đây là một trong các quyền tối thượng của Nhà nước và chỉ có Nhà nước mới có đủ điều kiện và sức mạnh để phát triển GD-ĐT, KH-CN phát triển toàn diện, đúng hướng, tiến kịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, tôi đề nghị cần ghi rõ Điều 65: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu của Nhà nước”. Đồng thời dẫn chiếu xuống các Điều 66, Điều 67 trong Dự thảo quy định về các nhiệm vụ GD-ĐT, KH-CN đều do Nhà nước chịu trách nhiệm là rất phù hợp.

 

Xét về mặt khoa học pháp lý, Điều 123 Dự thảo ghi: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất”. Tôi đề nghị không nên dùng từ “luật cơ bản” mà nên dùng từ “luật gốc”: “Hiến pháp là luật gốc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất”. Chữ “gốc” hàm chứa cội nguồn, là chính, là cao nhất, mọi việc đều bắt nguồn từ gốc rễ cội nguồn mà ra, cho nên không thể trái với nguồn cội. Nếu dùng chữ “cơ bản” không thể hiện được tính thống lĩnh cao nhất địa vị pháp lý của Hiến pháp. Tất cả các bộ luật dưới Hiến pháp không được trái với Hiến pháp nhưng đồng thời nó cũng là các Bộ luật, Luật, có tính pháp lý cơ bản nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Ví dụ: bộ luật Dân sự (đứng sau Hiến pháp), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự... Nếu luật nào cũng là luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà Hiếp pháp cũng là luật cơ bản thì không phân biệt tính độc tôn địa vị pháp lý của Hiến pháp.

 

 

Các tin khác


Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục