(HBĐT) - Tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, kiên trì thực hiện chính sách bình đẳng phát triển toàn diện các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tại điều 5, Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi bổ sung và được thiết kế thành 4 khoản:

 

Điều 5 (sửa đổi, bổ sung điều 5)

1. Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.

Bản Dự thảo sửa đổi điều 5, Hiến pháp 1992 thể hiện như vậy không chỉ tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tôn trọng và không phân biệt giữa các dân tộc mà còn làm rõ thêm mọi người dân Việt Nam không phân biệt thành phần dân tộc đều phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các dân tộc thiểu số phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên hoà nhập sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng thực tế hiện nay là đời sống chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào thiểu số miền núi, vùng sâu, xa còn gặp nhiều khó khăn, sự hưởng thụ thành quả đất nước phát triển do cách mạng đem lại giữa đồng bào thiểu số với đồng bào đa số, giữa miền núi, hải đảo, vùng sâu, xa với đồng bằng miền xuôi còn nhiều chênh lệch, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, không gian sinh tồn bị thu hẹp nên đời sống khó khăn hơn xưa, nhiều giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số ngày càng mai một... Theo tôi, bản Hiến pháp lần này cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung một số vấn đề:

 

Một là cần làm rõ hơn cơ hội, điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền bình đẳng của mình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ví dụ như quyền được bình đẳng trong học tập, chữa bệnh ở cơ sở có chất lượng cao, quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc mình trong học tập, lao động, công tác và trong các quan hệ chính trị, xã hội và pháp luật, quyền được bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống...

 

Hai là, cần bổ sung quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xóa bỏ các rào cản (về kinh tế, văn hoá, xã hội) để đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận với chính sách phát triển của Nhà nước vươn lên hoà nhập sự phát triển chung của đất nước.

 

Ba là, cần rà soát, bổ sung một số chính sách đặc thù đối với dân tộc thiểu số ở một số điều quy định về chế độ kinh tế, văn hoá, GD-ĐT, an sinh xã hội... Đây là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng pháp luật và các chính sách phát triển đối với các dân tộc thiểu số Việt Nam sau này.

 

 

                                                      Nguyễn Tiến Sinh

                                          (Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh )

 

Các tin khác


Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí

Chiều 15/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề "Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí”, với sự điều phối của nhà báo Phạm Song Hà, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Chính trị-Xã hội, Báo Nhân Dân.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 2: Vì sao dễ đánh mất mình?

Xã hội phát triển, sự cám dỗ của đồng tiền cũng hiện diện trong muôn mặt đời sống. Tư tưởng thực dụng, tôn sùng đồng tiền ở vị trí độc tôn của một bộ phận người trẻ càng bùng phát mạnh mẽ trong thời buổi kinh tế số. Suy nghĩ có tiền là có tất cả, nhiều tiền đồng nghĩa với thành công, việc đánh đồng tiền bạc với mục tiêu, lý tưởng sống đã dẫn dụ một bộ phận người trẻ vào chỗ lầm đường lạc lối.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 1: Kiếm tiền theo kiểu... bất chấp

Nhịp sống hiện đại với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, khoa học-công nghệ làm cho đời sống của giới trẻ ngày càng bị lệ thuộc vào vật chất nhiều hơn.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp để chặn “sóng ngầm”

Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 2 - Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những "di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Xin đừng để “biết thế”

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục