(HBĐT) - Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh số 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được cấp ủy Đảng, chính quyền xã Hiền Lương (Đà Bắc) xác định là yếu tố quan trọng, then chốt nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Từ đó, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bộ mặt nông thôn của xã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.


Đoạn đường đi nhà văn hóa xã Hiền Lương (Đà Bắc) dài 300 m được bê tông hóa do hộ ông Xa Văn Thức, xóm Doi hiến đất, giúp người dân đi lại thuận tiện. 

Xã Hiền Lương hiện có 8 xóm, 570 hộ với trên 2.000 nhân khẩu. Những năm qua, xã có nhiều đổi mới nhờ xây dựng NTM với những công trình mọc lên, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Cùng với nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng là việc người dân tích cực tham gia hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi. Tiêu biểu như xóm Doi, từ năm 2011 đến nay, bà con đã hiến gần 4 ha đất xây dựng các công trình, như 2.400 m2 xây dựng trường mầm non, 1.400 m2 xây dựng nhà văn hóa xã, hơn 300 m xây dựng đường giao thông đi nhà văn hóa xã... Một số hộ tiêu biểu của xóm trong phong trào hiến đất như Xa Văn Thức, Đinh Văn Thành, Đinh Hồng Quý, Bùi Thị Tươi... Đồng chí Triệu Văn Minh, Bí thư Chi bộ xóm Doi cho biết: "Để các công trình được giải phóng mặt bằng (GPMB), không có tranh chấp hay khiếu kiện, chúng tôi đều thông báo công khai đến người dân về kế hoạch các dự án, công trình. Tiếp đó, được sự nhất trí, đồng thuận của nhân dân mới vận động các hộ bị ảnh hưởng hiến đất để GPMB. Qua tuyên truyền, giải thích, vận động từng hộ và sự tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, 100% người dân đồng tình ủng hộ. Khi công trình được xây dựng xong, bà con vui mừng vì được sử dụng, hưởng lợi trực tiếp từ những công trình đó”. 

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng xã đã hoàn thành 14/19 tiêu chí xây dựng NTM. Theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Xa Văn Chính, năm 2014 người dân hiến đất nhiều nhất với 1,4 ha, chủ yếu ở xóm Ké và xóm Doi để làm đường giao thông, khu tái định cư Bơ Trùng cho 35 hộ và một số công trình khác. Năm 2018, xã có 3 công trình nhà văn hóa các xóm: Rồng, Ké và Dưng được xây dựng. Người dân các xóm hiến hơn 1.000 m2 đất, đồng thời đóng góp tiền mặt ngoài 20 triệu đồng xã cấp từ nguồn NSNN; nhiều nhất là người dân xóm Ké đóng góp 200 triệu đồng. 

Đặc biệt, tháng 6 năm nay, cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể xã đã vận động, giải thích thành công vụ việc liên quan đến đất đai ở xã. Cụ thể, hộ ông Triệu Văn Thành, xóm Ngù đã hiến 1.000 m2 đất xây dựng chi trường tiểu học xóm Ngù từ năm 1999. Tháng 6 năm nay, con ông Thành có ý kiến muốn lấy lại phần đất đó vì cho rằng vẫn là đất của gia đình nên phải trả lại. Nắm được sự việc từ tổ dân vận xóm Ngù, cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan của xã đã gặp gỡ, trao đổi, giải thích và đưa ra các giấy tờ, văn bản liên quan đến việc hiến đất  của ông Thành trước đó. Sau quá trình vận động, con ông Thành nhận thức được việc hiến đất     của gia đình và không còn ý định đòi đất nữa. Sự việc càng khẳng định việc công khai, minh bạch, sáng tạo trong thực hiện công tác dân vận của cấp ủy, chính quyền địa phương. 

Về kinh nghiệm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng chí Xa Văn Chính, Bí thư Đảng ủy xã  Hiền Lương chia sẻ: "Để thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân tin tưởng vào định hướng của Đảng, điều hành của Nhà nước, đồng thuận trong mọi công việc chung thì trước hết phải thật sự dân chủ, công khai, minh bạch, lấy nhân dân làm chủ thể. Thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong mọi lĩnh vực, nhất là công tác GPMB, xây dựng các công trình cơ bản. Trong xây dựng NTM, xã đã niêm yết và công khai tất cả các dự án, công trình, kế hoạch thực hiện, số liệu hiến đất của các hộ để 100% người dân có thể theo dõi, giám sát. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, giải thích bằng nhiều hình thức, phải gần dân, trọng dân, hiểu dân và có trách nhiệm với nhân dân, nhất là khi giải quyết các vấn đề người dân quan tâm”.



                                                                           Thanh Sơn



Các tin khác


Huyện Lương Sơn thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại, hướng tới sự hài lòng của người dân.

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn khẳng định: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, công tác cải cách hành chính (CCHC) của huyện đã có bước chuyển biến tích cực; hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính từ huyện đến các xã, thị trấn từng bước được nâng cao, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của huyện trong giai đoạn hiện nay.

Xã Đú Sáng phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

(HBĐT) - Với 400 m2 đất trồng bí xanh, năm 2017, gia đình chị Bùi Thị Hiếu ở xóm Sáng Ngoài, xã Đú Sáng (Kim Bôi) có thêm nguồn thu hơn 10 triệu đồng. Năm 2018 giá thấp hơn nhưng vẫn duy trì nguồn thu đạt từ 7 - 8 triệu đồng. Cũng như gia đình chị Hiếu, năm nay, gia đình chị Bùi Thị Quyện ở xóm Sáng Trong có thêm nguồn thu hơn 10 triệu đồng từ 500 m2 bí xanh.

Xã Hợp Hòa đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”

(HBĐT) - Để thực hiện tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá trong xây dựng NTM, công trình sân vận động của xã Hợp Hòa (Lương Sơn) được xem là hạng mục quan trọng cần nhanh chóng giải phóng mặt bằng để thi công. Năm 2017, công trình này được quy hoạch trên phạm vi hơn 1,2 ha thuộc xóm Đồng Ỷ, ảnh hưởng tới 19 hộ trong xóm. Để công tác giải phóng mặt bằng được thuận lợi, cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng tổ dân vận xóm Đồng Ỷ thường xuyên tuyên truyền, giải thích cho nhân dân về lợi ích được hưởng. Ngoài ra, vận động các hộ trong xã đóng góp được 350 triệu đồng hỗ trợ các gia đình trong diện phải hiến đất, trừ những gia đình chính sách không phải đóng góp. Nhờ thực hiện tốt công tác "Dân vận khéo” nên các hộ hoàn toàn nhất trí giúp xã xây dựng song sân vận động, đưa vào sử dụng.

Huyện Lạc Thủy - những điểm nhấn nửa nhiệm kỳ

(HBĐT) - Từ sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ với tư duy và khát vọng đổi mới, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Lạc Thủy từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh riêng có và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Đồng thời, huyện thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ, công nghiệp theo quy hoạch; phát triển nông nghiệp có lợi thế; nâng cao thu nhập người dân, tạo những nền tảng quan trọng, phấn đấu xây dựng Lạc Thủy trở thành vùng động lực kinh tế và huyện nông thôn mới trong tương lai gần.

Xã Dân Hòa phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở

(HBĐT) - Xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) có 140 hộ, gần 600 nhân khẩu, là xóm đông dân thứ hai của xã. Chi bộ xóm có 38 đảng viên. Đời sống kinh tế của xóm chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Đảng bộ xã Ngọc Lương (Yên Thủy): Gắn xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị với phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn, tháng 12/2015, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đã cán đích Chương trình xây dựng NTM. Tạo dựng được thành quả đã khó, phát huy và giữ vững kết quả đã đạt được lại càng khó hơn. Từ thực tế đó, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Ngọc Lương đã tập trung các giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục