(HBĐT) - Mỗi độ xuân về, khi những cơn mưa phùn lất phất bay trong tiết trời se lạnh, hoa đào, hoa mận khoe sắc trên khắp các triền núi, đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Lạc Sơn lại nô nức đón Tết. Hòa trong không khí vui nhộn ấy, chúng tôi đến với Miền Đồi, một xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Lạc Sơn để cảm nhận được không khí vui xuân, đón Tết nơi đây.
Miền Đồi là xã thuộc vùng Cộng Hòa của huyện Lạc Sơn nhưng nơi đây có địa hình tương đối cao. Cách TP Hòa Bình khoảng 2 giờ đi xe máy, chạy theo quốc lộ 12B, rẽ trái ở ngã ba Xưa, đi khoảng 7 km, rẽ phải vào xã Tân Lập rồi cứ thế đi theo con đường nhựa quanh co là lên đến Miền Đồi.
Những ngày cuối năm, khi công việc ruộng nương đã vãn, bà con ở các xóm nơi vùng cao Miền Đồi xúng xính áo quần về chợ Chiềng, trung tâm cụm xã Tân Lập chơi chợ, gặp gỡ, mua sắm hàng hóa. Không khí ngày xuân đang hiện hữu. Xuống chợ, họ đem theo những sản vật của núi rừng, của dân tộc mình do bàn tay lao động làm nên như: con gà, mật ong, lá dong, lồng gà, gạo nếp... Đi chợ ngoài sắm hàng tết, người bản xa còn xuống núi gặp nhau, ai cũng mời nhau chén rượu nồng cay cho bõ một năm lao động vất vả, mệt nhọc. Vì thế, họp chợ vào những ngày giáp Tết bao giờ cũng ấm lên bởi một không gian đặc biệt, một khu dành riêng cho giao lưu, trò chuyện và tâm tình của người dân. Đó chính là những quán nhỏ cạnh chợ. Người ăn, kẻ uống, tiếng nói, tiếng cười càng làm cho không khí náo nhiệt hơn.
Cũng như đi chợ Tết, gói bánh chưng là việc làm không thể thiếu để có được một cái Tết ấm no đối với bà con người Mường nơi vùng cao Lạc Sơn. Đã thành lệ, từ 27, 28 Tết, đồng bào nơi đây đã thịt lợn để gói bánh chưng. Anh Bùi Văn Long, người dân ở xã Miền Đồi cho biết: Khác với người dân miền xuôi thường làm bánh chưng vuông, người dân ở đây làm nhiều bánh ống hơn.
Đó vừa là món ăn không thể thiếu, vừa để dâng cúng tổ tiên, báo hiệu thành quả của một năm làm ăn chăm chỉ với ngô, lúa đầy nhà.
Bên cạnh việc chăm lo một cái Tết no đủ, tại xã vùng cao Miền Đồi cũng có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ để ... do chính nam nữ, thanh niên trong xã thể hiện.
Đồng chí Bùi Văn Bích, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm nay xã tổ chức ngày hội thể thao dân tộc đầu năm. Những ngày đầu xuân xã tổ chức giải bóng chuyền thanh niên nam, nữ các xóm. Đây thực sự là một ngày hội đối với bà con. Rồi ngày hội xuống đồng, Mùng 7 tết, nông dân xuống đồng làm lấy ngày tốt để cầu mong một năm mới mùa màng tươi tốt, bội thu. Nhìn chung, các hoạt động mừng Đảng, vui xuân được xã tổ chức chỉ đạo và phân công nhiệm vụ thực hiện đậm đà bản sắc dân tộc.
Một mùa xuân mới đã về trên mảnh đất vùng cao Miền Đồi với sắc hồng của hoa đào, sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ, những câu thường rang ngọt ngào, đắm say, tiếng chiêng trầm vang núi rừng… Những nét đặc trưng riêng của mùa xuân nơi vùng cao không thể phai mờ đối với mỗi du khách mỗi lần có dịp lên thăm.
Đinh Hòa
Theo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, dịp Tết năm nay, thời tiết thuận lợi nên lượng du khách về dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng trong những ngày đầu năm tăng đột biến.
(HBĐT) - Ngày 31/1 (tức ngày mùng 4 Tết), huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ hội chùa Tiên, xã Phú Lão. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; huyện Lạc Thủy cùng đông đảo người dân và khách thập phương.
(HBĐT) - Những tưởng, “voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng ra đời với mụ đích làm nổi bật tài năng của vị thần đại diện cho chính nghĩa, ý trí và khả năng trị thủy của dân tộc Việt thì thật bất ngờ khi ở một vùng “sơn cùng thủy tận” trên đất Tổ Phú Thọ vẫn hiện hữu một giống gà mang đầy đủ những nét đặc trưng của “gà 9 cựa” mà truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh đã mô tả.
(HBĐT) - Vãn hồi chiều cuối năm, bên ấm trà dư, tôi với ông Nguyễn Hữu Kỳ, một cán bộ nghỉ hưu ở TP Hòa Bình, sau một hồi xoay quanh câu chuyện thế thái nhân tình, rồi bập vào chuyện thú chơi cờ tướng lúc nào chẳng hay. Chả là ngày trước rảnh rỗi, tôi và ông thường rủ nhau đến điểm chơi cờ tướng cạnh Nhà thiếu nhi ở phường Phương Lâm để xem các cụ chơi cờ tướng. ông là tay kỳ thủ khá ở tỉnh một thời, thế nhưng ông ít khi tham gia các trận thư hùng, chỉ ngồi xem cho vui. Tôi mến ông ở chỗ, ông xem các ván cờ rất chăm chú, ít khi tham gia. Mỗi lần nhìn bên phải, bên trái xuất quân, ông thường ghé tai nói nhỏ với tôi về phía sẽ thắng.
(HBĐT) - Trong không khí vui xuân đón Tết rộn ràng, theo âm thanh réo rắt, bổng trầm của làn điệu chèo, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của chị Lê Thị Thu Hoàn ở tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn). Trên khoảng sân rộng trước hiên nhà, dưới ánh nắng xuân chan hòa một nhóm chị em trong phang phục áo váy sắc màu đang uyển chuyển, nhịp nhàng trong điệu múa, lời ca. Dàn nhạc có đủ bộ gõ, trống cơm, đàn tam, đàn tứ, đàn nhị, phách, nhạc công đều là các ông, bà cao tuổi nhưng vẫn say sưa với nhịp phách, tiếng đàn. Đó là một buổi tập dượt của các thành viên Câu lạc bộ (CLB) chèo 30/4 của huyện để chuẩn bị cho các buổi biểu diễn mừng xuân mới.
(HBĐT) - Khi em hát lên, cả núi rừng như mơ màng, say tiếng hát, anh quên cả thời gian, quên cả bó củi đang đốn dở. Thương mến nhau vì câu hát, ta nên bạn tâm giao, thành đôi tri kỷ... Là người con đất Mường, từ lúc thơ bé, tôi đã được chìm đắm trong những câu hát ví (hát đối), hát thường rang. Với tôi, những câu hát vừa ngọt ngào, vừa thể hiện sự đối đáp thông minh, khéo léo là một di sản thật đáng tự hào. Những ngày đầu xuân, trong chuyến tìm về mảnh đất Mường Động giàu truyền thống, một lần nữa, tôi lại được lắng đọng trong những câu hát, mẩu chuyện và những giai thoại vui…