Ngày 25/5, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Michael Ryan cảnh báo các quốc gia đang chứng kiến diễn biến dịch COVID-19 thuyên giảm vẫn có thể phải đối mặt với "đỉnh dịch thứ hai ngay lập tức” nếu dỡ bỏ quá sớm những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Cảnh sát Hong Kong đã bắn đạn hơi cay và dùng vòi rồng để giải tán hàng nghìn người biểu tình phản đối Bắc Kinh định áp đặt luật an ninh quốc gia lên thành phố này.
Thế giới ghi nhận gần 5,5 triệu người nhiễm nCoV, trong đó hơn 346.000 người chết, với Nam Mỹ là tâm dịch Covid-19 mới.
Số liệu cập nhật của Worldometers đến 7 giờ, sáng 21-5 (giờ Việt Nam), cho thấy, số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc năm triệu, lên tới 5.082.132 ca mắc và 329.234 ca tử vong. Sau một ngày, thế giới ghi nhận thêm 99.288 ca mắc và 4.711 ca tử vong. Đáng chú ý, trong ngày hôm qua, Brazil vượt Mỹ, là quốc gia ghi nhận số ca mắc mới cao nhất thế giới, với hơn 21 nghìn ca; nước này cũng đã là quốc gia đứng thứ ba thế giới về tổng số ca mắc.
Các nhà nghiên cứu Israel vừa phát triển một chất khử trùng thông minh và có tác dụng lâu dài đối với virus SARS-CoV-2, theo đó phá vỡ cơ chế lây nhiễm của loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 này.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 92.129 trường hợp mắc COVID-19 và 4.467 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên 4.980.253 người. Trừ Mỹ và Brazil, đại dịch tiếp tục xu thế hạ nhiệt trên thế giới, nhiều nước thận trọng nới lỏng các biện pháp phòng dịch và đang từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.
Theo trang worldometers.info, tính đến 6h sáng ngày 16/5, thế giới ghi nhận 4.617.077 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó 307.977 ca tử vong, 1.748.478 ca đã hồi phục.
"Trong khi cả thế giới đang tập trung đối phó với đại dịch Covid-19 thì tất cả các chỉ số liên quan đến sản xuất và mua bán ma túy tổng hợp và hóa chất bất hợp pháp trong khu vực Đông - Nam Á vẫn đứng ở mức kỷ lục.”
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu phi, ông Matshidiso Moeti cảnh báo về tác động tiềm tàng của đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19 đối với sinh kế và kinh tế hộ gia đình, làm trầm trọng thêm nạn đói và suy dinh dưỡng ở châu lục này.
Cố vấn cấp cao của Nhà Trắng Jared Kushner vừa đề cập tới khả năng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể sẽ không diễn ra theo kế hoạch vào tháng 11 tới do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Nga có thể giảm 5,5% trong năm 2020 do dịch bệnh COVID-19. Đây là mức suy thoái lớn nhất của nền kinh tế Nga kể từ năm 2009.
Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 14/5 đã cam kết đảm bảo rằng bất kỳ quy định hạn chế xuất khẩu nào đối với các nguồn lực then chốt vốn được áp dụng để đấu tranh chống đại dịch COVID-19 đều sẽ được dỡ bỏ một cách sớm nhất có thể.
Việc phát hiện các ca nhiễm mới làm tăng quan ngại về nguy cơ tái bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng ở Đặc khu Hong Kong, Đông Bắc Trung Quốc và Hàn Quốc.
Thủ tướng Merkel cho biết: "Tôi sẽ dốc sức cho quan hệ hữu hảo với Nga bởi tôi nghĩ có lý do để tiếp tục những nỗ lực ngoại giao của chúng ta, nhưng việc này không dễ dàng."
Ngoại trưởng bảy nước gồm Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Brazil, Ấn Độ và Israel đã trao đổi về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, tính minh bạch và trách nhiệm trong công tác đối phó đại dịch.