Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.801.014 trường hợp mắc COVID-19 và 3.921 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 310 triệu ca, trong đó trên 5,5 triệu người không qua khỏi.
Năm 2022 đã diễn ra lễ trao giải Quả Cầu Vàng chưa từng có tiền lệ, khi các giải thưởng được xướng tên ghi nhận những bộ phim và chương trình truyền hình ấn tượng của năm qua nhưng lại không có khán giả và người đến dự sự kiện do dịch COVID-19 tăng mạnh ở Mỹ.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 3.100 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là trên 307,6 triệu ca, trong đó trên 5,5 triệu ca tử vong.
Nhân viên y tế trên xe cấp cứu bên ngoài Bệnh viện Hoàng gia London, Anh, ngày 7/1/2022. (Ảnh: REUTERS)
Theo số liệu chính thức công bố ngày 8/1, số ca tử vong liên quan Covid-19 tại Anh đã vượt mốc 150 nghìn ca, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm do biến thể mới Omicron gây ra đã khiến số ca nhiễm mới hằng ngày tại quốc gia này liên tục tăng cao.
Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 trên thế giới tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, giới chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/1 cho rằng biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh này lây lan rất nhanh hiện nay là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có tính chất của biến thể và việc người dân tăng tiếp xúc.
Tỷ lệ miễn dịch cộng đồng với Covid-19 ở thủ đô Moskva của Liên bang Nga đã giảm từ 71,4% xuống còn 69,88% trong tuần này. Tại tỉnh Moskva, con số này giảm còn 76,53%.
Ngày 7/1, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuyên bố ông đã ra lệnh cho quân đội và lực lượng thực thi pháp luật sử dụng vũ khí sát thương nhằm chống lại những phần tử khủng bố, đồng thời cho phép nổ súng không cần cảnh báo trước.
Ngày 5/1, Pháp ghi nhận hơn 332 nghìn ca mắc mới, mức cao nhất kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, buộc chính phủ phải xem xét các biện pháp ứng phó quyết liệt hơn. Nhiều nước ở châu Âu cũng đối mặt nguy cơ lây lan rộng của làn sóng biến thể Omicron.
Châu Âu đang đối mặt một mùa đông lạnh giá vì có khả năng cạn kiệt hoàn toàn khí đốt. Sau nhiều tháng loay hoay tìm giải pháp, các quốc gia "lục địa già” vẫn chưa thể tìm thấy "ánh sáng cuối đường hầm” cho vấn đề hóc búa này, vốn đang đe dọa nghiêm trọng tiến trình phục hồi kinh tế thời kỳ hậu Covid-19.
Phóng viên TTXVN tại London dẫn số liệu chính thức của chính phủ công bố ngày 5/1 cho thấy, cứ 20 người Anh thì có hơn 1 người mắc COVID-19. Đây là tỷ lệ cao nhất được ghi nhận kể từ khi đại dịch bùng phát tại "xứ sở sương mù".
Ngày 5/1, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Nur-Sultan trong bối cảnh các cuộc biểu tình bạo lực leo thang tại một số thành phố lớn của nước này.
Ngày 6/1, Triều Tiên cho biết đã tiến hành phóng thử thứ mà họ gọi là một tên lửa "siêu thanh" một ngày trước đó. Bình Nhưỡng khẳng định họ đã tiến hành thành công vụ phóng thử tên lửa này.
Để chung sống với dịch Covid-19, các nhà khoa học cho rằng, ưu tiên hàng đầu hiện nay là thực hiện tiêm chủng trên toàn thế giới, các chính phủ cũng cần đầu tư nhiều hơn vào các loại thuốc kháng virus.
Năm cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng là năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5) vừa ra tuyên bố chung, trong đó nhất trí ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Cộng đồng quốc tế hoan nghênh cam kết chính trị của P5, nhất là trong bối cảnh thế giới vẫn đương đầu nhiều vấn đề an ninh tiềm ẩn.
Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới dần thoát khỏi suy thoái, với sự phục hồi nhanh hơn kỳ vọng.