Không chịu đến trường, cáu gắt, khóc nhè… sau kỳ nghỉ Tết dài, việc trẻ ì ạch quay lại lớp học không chỉ làm bố mẹ mà đến giáo viên cũng mệt nhoài.
Ngày đầu con quay trở lại trường học, chị Doanh (ngụ ở P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TPHCM) không tài nào đánh thức nổi con. Cả đêm hôm trước, cháu Kem con chị (đang học lớp 2) vẫn say mê chơi bắn bi trước nhà với các anh trong ngõ rồi lại ngồi xem bố đánh cờ. Nhắc mấy cháu cũng làm ngơ. Mười ngày nay vui Tết, đêm nào cháu cũng ngủ muộn dậy muộn theo bố mẹ nên thời gian biểu sinh hoạt của ngày thường bị xáo xào.
“Thế là vợ chồng mình đành phải chở luôn cả bà ngoại đến lớp theo cháu. Vào lớp không chịu chơi với bạn, với cô chứ ôm lấy bà bắt kể chuyện. Giống y như hồi đầu mới đến trường, chẳng biết đến bao giờ mới thôi”, chị kể.
Con không chịu đến lớp, khóc lóc, sinh hoạt thất thường… cũng là tình cảnh chung mà nhiều ông bố bà mẹ có con nhỏ gặp phải sau ngày Tết. Tết được nghỉ dài, trẻ được vui chơi, ngủ nghỉ thành ra "quên" môi trường ở trường lớp nên khi phải quay lại quy củ, trẻ dễ khó chịu.
Một giáo viên mầm non trên địa bàn P.3. Q.Phú Nhuận, TPHCM chia sẻ cứ sau đợt Tết thì y như rằng giáo viên lại phải thực hiện công cuộc đưa trẻ trở lại sinh hoạt nề nếp. “Sau Tết nhiều cháu ăn uống, ngủ nghỉ đều trái giờ. Đến giờ đi ngủ thì lại đòi hát hò, xem ti vi…, đến giờ ăn lại ngủ. Mỗi cháu một kiểu, nháo nhào cả lên. Chăm một cháu lúc này cực bằng 4 -5 cháu ngày thường. Có khi nửa tháng mới ổn định lại”, cô cho hay.
Kỳ nghỉ Tết dài, nhiều gia đình không giữ cho trẻ lịch sinh hoạt giống mọi ngày, để trẻ ăn ngủ tự do nên sau Tết khi phải trở lại trường, trẻ mất thời gian thích nghi. Còn phụ huynh và giáo viên cũng mệt nhoài “chạy theo” để “trả lại ngày thường” cho con. Chị Doanh mẹ cháu Kem bày tỏ, Tết năm sau gia đình sẽ để cháu vui chơi nhưng vẫn sẽ giữ giờ ăn ngủ, tập cho cháu không bỏ sách vở hoàn toàn trong ngày nghỉ để ra năm bố mẹ, cô giáo bớt khổ.
Theo Dantri
Trận lũ lịch sử đi qua đã hằn thêm một vết đau nữa vào khúc ruột miền Trung. Trong số những hình ảnh được chụp lại, có một tấm ảnh gây ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả: Bé gái đang khóc nức nở bên cạnh chồng sách đã ướt nhèm vì nước lũ. Đó là giọt nước mắt điển hình của lớp con em nông dân phải đối mặt với muôn vàn thử thách trên chặng đường đi học.
“Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó...”. Hình ảnh và trải nghiệm ấy tôi đã bắt gặp đầy xúc động trên đất Úc
Cậu học trò Trần Ngọc Huy của lớp 12A5 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa được bạn bè biết đến như “cây” đa năng thứ thiệt. Mê học Hóa, vào đội tuyển học sinh giỏi Sinh học, thi “ké” nhưng lại giật giải môn Địa lý. Không chỉ là học sinh giỏi toàn diện 11 năm liền, cậu còn liên tục “bắn tỉa” nhiều giải thưởng về nghiên cứu trong lĩnh vực Hóa học.
Trưa 19-8-2010 (giờ Việt Nam), tại TP Hyderabad (Ấn Độ), trong phiên khai mạc của Đại hội Toán học quốc tế 2010, tên của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã được xướng lên cùng 3 người khác đoạt giải thưởng Fields 2010 (được xem là giải Nobel của ngành Toán học thế giới). Như vậy, Việt Nam là quốc gia thứ 3 châu Á (cùng Nhật Bản và Israel) và thứ 15 trên thế giới có người đoạt giải thưởng danh giá này.
Những đứa trẻ Chanchu” là cái tên người ta thường gọi 5 đứa con thơ dại của ngư dân Lê Thánh Hoàng. Mất cả cha lẫn mẹ sau cơn bão lịch sử Chanchu, những đôi mắt trong veo này đã ám ảnh nhiều người.
Những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện đổi mới toàn diện và tập trung đầu tư cho công tác giáo dục. Với hơn 1.500 trường học từ mầm non đến trung học chuyên nghiệp, ngành giáo dục thành phố đang xây dựng các trường học tiên tiến, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu CNH, HÐH đất nước và hội nhập quốc tế.