Học sinh có thể tìm thấy những thông tin hữu ích và kiến thức cần thiết từ các website của giáo viên
Những bài giảng trên lớp, hướng dẫn ôn thi, ngân hàng đề thi... đã được giáo viên chuyển tải trên trang blog hay website cá nhân để học sinh cùng tham khảo.
Thỏa thích với biển kiến thức
Được nhiều học sinh biết đến là website mang tên MATMUSIC của thầy Dương Quốc Tuấn, giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), tại địa chỉ http://blogtiengviet.net/QuocTuan2007.
Với hy vọng “MATMUSIC là nơi mà những tâm hồn yêu toán và âm nhạc cùng hội ngộ”, website có các chuyên mục như Album, Vui cười và tất nhiên là đầy đủ các kiến thức về hình học, đại số, tích phân... qua các bài viết mở để học sinh có thể bình luận. Thầy Tuấn cho biết: “Học toán vốn khô khan nên trong website của mình, ngoài giới thiệu phương pháp giải toán, những bài toán vui, đưa các bài tập luyện thi trắc nghiệm, luyện thi ĐH... tôi còn dạy các em học toán bằng tiếng Anh, đưa các bài hát được các em ưa thích, các đoạn phim vui để các em tìm niềm vui trong học toán”. Đến nay, sau 3 năm ra đời, website đã có hơn 660.000 lượt truy cập.
Thầy giáo trẻ Đỗ Cao Long, giáo viên toán trường THPT Nam Đông, một huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên-Huế, cũng thực hiện website http://caolong.wordpress.com/. Sau 2 năm ra mắt, trang web đã có hơn 564.000 lượt truy cập. Ngoài các bài tập cụ thể cho nhiều khối lớp, tác giả còn tập hợp đề thi tốt nghiệp những năm gần đây và xây dựng thành đề cương ôn tập chi tiết. Bên cạnh đó còn có thông tin hướng nghiệp, giải đáp trực tuyến mọi thắc mắc của học trò từ khắp mọi miền về môn học này...
Website của thầy Phương Kỷ Đông, nguyên giáo viên vật lý trường THCS Lương Thế Vinh (TP Cần Thơ), được lập từ năm 2008 nhằm giúp học sinh có thêm phương tiện học tập ở nhà và cũng là nơi để thầy Đông chia sẻ tài liệu với đồng nghiệp. Thầy cho hay, trên trang web http://www.webmienphi.com/phuongkydongngocchanh/ có 99 bài tập Vật lý lớp 9 để học sinh làm thêm nhằm mở rộng thêm kiến thức đã học, bài tập vật lý trắc nghiệm trực tuyến có đáp án từ lớp 6 đến lớp 9, phim tư liệu nhiều hình ảnh minh họa liên quan đến môn vật lý, phim vật lý, gần 40 đề thi học sinh giỏi vật lý bậc THCS...
Tương tự, tại địa chỉ http://gvphuong.googlepages.com/ của thầy Nguyễn Văn Phương, giáo viên vật lý trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM), có khá đầy đủ thông tin về thi cử, ôn tập cho bậc THPT.
Còn blog của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thanh Tâm (http://vn.360plus.yahoo.com/ nguyentam083), dạy môn hóa học trường THCS Lê Lai (Q.8, TP.HCM), là sự kết hợp tư vấn tâm lý và hướng dẫn học tập cho học sinh. Các chuyên mục trên blog của cô ngày càng đa dạng như hóa học, hóa học và cuộc sống, thí nghiệm vui, môi trường, thắc mắc, đề thi...
Tình thầy trò
“Năm nay là năm cuối cấp mà sức của em yếu quá do vừa đi làm vừa đi học nên em không muốn dự thi. Theo thầy giờ có quá trễ để bắt đầu ôn thi không ạ, mong sự giúp đỡ của thầy”... Hay “Thầy ơi em thấy học kiểu này hay thật, dễ tiếp thu hơn ngồi ở lớp”, “Thầy giúp em giải bài tập này với” hoặc “Thầy phải lo phòng chống bão nên không online được phải không thầy”... Đó là những lời nhắn hằng ngày trên website của thầy Đỗ Cao Long.
Thầy Long tâm sự: “Tôi lập trang web này chỉ mong được trợ giúp các em học sinh giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi học toán. Tôi rất mong nhận được sự tham gia của các em, đặc biệt là các em học sinh yếu, trung bình, mất căn bản về toán”.
Học viên Trịnh Mộng Ái, Trung tâm GD thường xuyên Q.4 ghi lại tâm sự: “Trước đây tôi không biết gì về vi tính hay tin học, nhờ đi học và gặp được thầy Huy dạy môn văn, thầy đã dạy cho tôi hiểu biết về văn học, văn hóa của dân tộc. Không chỉ vậy, thầy còn mong muốn học trò mình bắt kịp sự phát triển không ngừng của khoa học hiện đại nên thầy đã dạy cả môn tin học. Qua đó, tôi đã biết đến công nghệ thông tin, đã biết gửi thư điện tử cho bạn bè, có được những người bạn mới”.
Qua website cá nhân, thầy có điều kiện cung cấp kiến thức, học sinh có thêm nhiều cơ hội tham khảo bài giảng, đề thi, tự luyện tập, cũng như tự tin trao đổi với thầy cô. Từ đó quá trình dạy và học không còn bó hẹp vào khuôn mẫu bảng đen phấn trắng truyền thống.
Theo Báo Thanhnien
"Trước hết, dạy học là nghề tích thiện. Thứ hai, tôi dạy đại học, có cơ hội truyền đạt những gì mới nhất mà mình nghiên cứu được cho lớp người nối nghiệp mình, nên tôi thấy rất hào hứng. Thứ ba, làm thầy, được tiếp xúc thường xuyên với người trẻ thì mình cũng tươi trẻ mãi."
(HBĐT) - Gần 25% học sinh trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, 16 em tàn tật và mồ côi, nhiều em phải vượt 4 - 5 km đến trường, ngày học hai ca trong những phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng... Vượt qua tất cả những khó khăn đó, tập thể thầy và trò trường TH Kim Bôi (Kim Bôi) vẫn thi đua dạy tốt học tốt, trở thành một điểm sáng trong phong trào hiếu học.
“Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” đã từ lâu trở thành nét đẹp trong văn hóa người Việt. Như đã thành thông lệ có giá trị nhân văn sâu sắc, cứ vào dịp đầu xuân, các thế hệ học trò lại nô nức tới chúc tết, thăm hỏi gia đình thầy.
Trận lũ lịch sử đi qua đã hằn thêm một vết đau nữa vào khúc ruột miền Trung. Trong số những hình ảnh được chụp lại, có một tấm ảnh gây ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả: Bé gái đang khóc nức nở bên cạnh chồng sách đã ướt nhèm vì nước lũ. Đó là giọt nước mắt điển hình của lớp con em nông dân phải đối mặt với muôn vàn thử thách trên chặng đường đi học.
“Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó...”. Hình ảnh và trải nghiệm ấy tôi đã bắt gặp đầy xúc động trên đất Úc
Cậu học trò Trần Ngọc Huy của lớp 12A5 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa được bạn bè biết đến như “cây” đa năng thứ thiệt. Mê học Hóa, vào đội tuyển học sinh giỏi Sinh học, thi “ké” nhưng lại giật giải môn Địa lý. Không chỉ là học sinh giỏi toàn diện 11 năm liền, cậu còn liên tục “bắn tỉa” nhiều giải thưởng về nghiên cứu trong lĩnh vực Hóa học.