Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, yêu cầu về đề thi ĐH, CĐ năm 2011 cơ bản bám sát chương trình trung học phổ thông.
Theo quy định, Ban Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT do Bộ trưởng ra quyết định thành lập. Bộ yêu cầu về đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học. Nội dung đề thi phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót.
Đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi. Đặc biệt, không được phép có sai sót về nội dung đề thi. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình). Không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề thi quá khó, quá phức tạp.
Bám sát chương trình trung học (theo từng bộ môn). Có nhiều câu để kiểm tra bao quát chương trình trung học, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học. Thống nhất các ký hiệu, thuật ngữ theo quy định hiện hành.
Về quy trình ra đề thi, đối với đề thi dùng chung do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn: Việc biên soạn đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức tại một địa điểm biệt lập, được bảo vệ nghiêm ngặt theo từng quy trình. Cụ thể, trưởng ban Đề thi tổ chức quán triệt các yêu cầu về từng nội dung đề thi, quy trình làm đề thi, yêu cầu bảo mật cho các Trưởng môn thi và các cán bộ tham gia biên soạn đề thi.
Trưởng môn thi chỉ đạo các cán bộ bộ môn độc lập biên soạn đề thi, đáp án chi tiết và thang điểm. Đối với một số môn khoa học xã hội, phải bốc thăm chọn chủ đề một cách ngẫu nhiên, sau đó các cán bộ ra đề thi theo các chủ đề đã chọn. Trưởng môn thi làm việc với từng cán bộ biên soạn đề thi để hoàn chỉnh đề thi, đáp án và thang điểm. Trong đề thi phát cho thí sinh có ghi điểm cho từng câu;
Toàn bộ đề thi chính thức và đề thi dự bị, đáp án và thang điểm khi chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật” do Trưởng ban Đề thi cất giữ theo chế độ bảo mật.
Theo DanTri
Thí sinh dự cả 3 đợt thi ĐH, CĐ, nếu không trúng tuyển NV1 vào trường đã dự thi, nhưng có kết quả thi đạt điểm sàn trở lên thì sẽ nhận được tối đa 6 giấy chứng nhận kết quả thi (4 giấy ĐH và 2 giấy CĐ) do trường tổ chức thi cấp.
Không chịu đến trường, cáu gắt, khóc nhè… sau kỳ nghỉ Tết dài, việc trẻ ì ạch quay lại lớp học không chỉ làm bố mẹ mà đến giáo viên cũng mệt nhoài.
Thông tin chính thức về kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 cho tới thời điểm này vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, những thông tin ban đầu về chỉ tiêu (CT) đã thu hút sự chú ý của thí sinh (TS), đặc biệt là trong bối cảnh việc tổng kết công tác thi, tuyển sinh năm trước và công bố thông tin về kỳ thi năm nay của Bộ GD-ĐT đã chậm hằng tháng trời.
"Trước hết, dạy học là nghề tích thiện. Thứ hai, tôi dạy đại học, có cơ hội truyền đạt những gì mới nhất mà mình nghiên cứu được cho lớp người nối nghiệp mình, nên tôi thấy rất hào hứng. Thứ ba, làm thầy, được tiếp xúc thường xuyên với người trẻ thì mình cũng tươi trẻ mãi."
(HBĐT) - Gần 25% học sinh trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, 16 em tàn tật và mồ côi, nhiều em phải vượt 4 - 5 km đến trường, ngày học hai ca trong những phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng... Vượt qua tất cả những khó khăn đó, tập thể thầy và trò trường TH Kim Bôi (Kim Bôi) vẫn thi đua dạy tốt học tốt, trở thành một điểm sáng trong phong trào hiếu học.
“Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” đã từ lâu trở thành nét đẹp trong văn hóa người Việt. Như đã thành thông lệ có giá trị nhân văn sâu sắc, cứ vào dịp đầu xuân, các thế hệ học trò lại nô nức tới chúc tết, thăm hỏi gia đình thầy.