Mới bắt đầu được 5 buổi nhưng CLB Toán học của Viện toán học Việt Nam luôn chật cứng người tham gia. Học sinh đến đây vì tình yêu với toán học chứ không hề vì tâm lý “luyện thi”.

 

Sau sự kiện GS Ngô Bảo Châu nhận Huy chương Fields, từ cuối tháng 10/2010, Viện Toán học Việt Nam đã tổ chức câu lạc bộ toán học dành cho học sinh THPT có năng khiếu về Toán. Mục đích của Câu lạc bộ là bồi dưỡng cho học sinh kiến thức, khả năng tư duy và diễn đạt toán học, giúp học sinh học tập môn Toán tốt hơn.

Câu lạc bộ mở vào sáng chủ nhật cuối cùng của tháng vào ngay trụ sở của Viện tại 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Giảng viên tham gia CLB là các nhà toán học, thầy cô giáo có kinh nghiệm về một số chuyên đề toán sơ cấp và mối liên hệ của chúng với toán cao cấp. Mỗi buổi học, câu lạc bộ cho học sinh làm bài kiểm tra, chữa bài kiểm tra và thảo luận các vấn đề của toán. Học sinh tham gia lớp học này không phải đóng khoản chi phí nào và còn được ăn bánh uống trà miễn phí giờ giải lao.

Các học viên trong CLB Toán học của Viện toán học Việt Nam nhận bài kiểm tra trong giờ ra chơi một buổi học. 

Theo dự định ban đầu câu lạc bộ chỉ có khoảng 30-40 thành viên nhưng do lượng học sinh đăng ký đông nên câu lạc bộ đã nới giới hạn tối đa ra 100 người. Tuy nhiên, lượng học sinh tham gia thực tế vẫn đông hơn con số này.

Học sinh tham gia các buổi nói chuyện chủ yếu đến từ các THPT chuyên tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định… Nhiều trường còn bố trí cả xe và thầy giáo đưa học sinh đến tham dự câu lạc bộ. Không phải em nào tham gia lớp học của câu lạc bộ cũng có ý định theo ngành toán học mà chủ yếu do đam mê Toán học. Tuy nhiên, tất cả các học viên tham gia các buổi học đều rất nghiêm túc, thảo luận sôi nổi.

Nguyễn Văn Tú, học sinh lớp 12, THPT chuyên Vĩnh Phúc mới học hai buổi tại CLBToán học nhưng tỏ ra khá thích thú với các bài giảng và phương pháp dạy của các thầy. “Bài giảng của các thầy không liên quan đến kiến thức trong sách giáo khoa và chương trình ôn thi ĐH nhưng rất hữu ích với những người yêu thích toán học và hỗ trợ đắc lực cho các bạn tham gia thi quốc gia, quốc tế”, Tú nói.

Tú cũng cho biết, em tham gia câu lạc bộ chỉ là do em thích học toán, thích tìm hiểu thêm về toán chứ em không có ý định theo đuổi ngành toán học. “Em sẽ theo ngành kỹ thuật nhưng em vẫn học toán vì em thích và nó sẽ giúp ích cho em khi em theo học tại trường kỹ thuật và khi ra làm việc”, Tú chia sẻ.

Tham gia CLB  từ buổi đầu tiên, Tiến Dũng, học sinh THPT chuyên ĐH Khoa học tự nhiên cho biết, lớp học hôm nào cũng hơn 100 người nhưng học rất nghiêm túc. “Tuy là câu lạc bộ nhưng các thầy dạy rất nhiệt tình, thoải mái. Bạn nào chưa hiểu chỗ nào, có thắc mắc gì các thầy đều vui vẻ giải đáp”, Dũng nói.

Giống Tú, Dũng đến CLB chỉ vì lòng đam mê Toán học chứ không vì một kế hoạch dài hơi với ngành toán học. Dự định sau khi tốt nghiệp THPT của Dũng là thi vào ĐH Y, trở thành một bác sĩ giỏi. “Theo em, toán học không chỉ phục vụ những người theo đuổi ngành toán mà nó có ích với tất cả các ngành khoa học khác”, Dũng nói.

Yêu thích Toán từ khi còn bé, Việt Tuấn, học sinh lớp 11 THTP chuyên Hưng Yên đã lên hẳn một kế hoạch cho dự định theo đuổi ngành toán. Do đó, Tuấn tỏ ra khá vui mừng, phấn khởi khi được tham gia hội Toán học. “Em sẽ tham gia đầy đủ các buổi CLB tổ chức. Với em đây là cơ hội hiếm có để được tiếp xúc với các kiến thức toán học mới”, Tuấn nói.

 

                                                                                        Theo Dantri

 

 

Các tin khác

Cô Trần Thị Hồng Vân hướng dẫn ôn tập môn Sinh cho học sinh trường Trung học thực hành.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chuẩn bị du học, lựa chọn ngành nghề cho tương lai

Khá nhiều học sinh đi du học không có kế hoạch rõ ràng cho thời gian du học và định hướng nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học tại nước ngoài. Nên chuẩn bị khi nào, từ đâu, như thế nào -đó là những câu hỏi mà các bậc phụ huynh cũng như HS băn khoăn.

Tuyển sinh đại học - cao đẳng năm 2011: Giải cứu những ngành khó tuyển

Ngày 18-2, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tuyển sinh 2011 trực tuyến tại 6 điểm cầu trên toàn quốc. Đúng như nhận định của dư luận, hình thức và phương thức tuyển sinh ĐH-CĐ 2011 về cơ bản vẫn giữ ổn định theo phương thức “3 chung” như mọi năm. Tuy nhiên, một số điều chỉnh trong Quy chế tuyển sinh 2011 mà Bộ GD-ĐT đưa ra đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực của đại biểu trong phần thảo luận.

Kỷ luật nặng trường gây “loạn” giấy báo trúng tuyển

Không nên cảnh cáo đối với cán bộ tuyển sinh vi phạm lỗi Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường mà phải kỷ luật hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường đó.

Đại sứ và Tổng lãnh sự sẽ hỗ trợ đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GD&ĐT và quản lý LHS

Ông Nguyễn Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – đã khẳng định như vậy khi dẫn đầu đoàn các Đại sứ và Tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm đến làm việc với Bộ GD&ĐT sáng nay ngày 17/2/2011, trước khi lên đường nhận nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì buổi làm, cùng sự tham dự của Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng, Văn phòng Bộ GD&ĐT.

Công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ sai phạm trong tuyển sinh 2010

(HBĐT) - Sáng nay 18/2, tại hội nghị tuyển sinh ĐH,CĐ, TCCN năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ vi phạm quy chế tuyển sinh năm 2010.

TP.HCM: trẻ 5 tuổi sẽ được tiếp cận công nghệ thông tin

(HBĐT) - Đây là một trong những điều kiện được nhấn mạnh tại đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở TP.HCM” vừa được UBND TP quyết định phê duyệt. Nội dung đề án nêu rõ bốn điều kiện phổ cập, trong đó đáng lưu ý là trường lớp được trang bị bộ thiết bị tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, trang bị thêm các bộ đồ chơi, phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, giúp các bé làm quen với máy vi tính để học tập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục