Được xem xét mở ngành đào tạo trình độ ĐH khi bảo đảm các điều kiện: có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất một tiến sĩ và ba thạc sĩ, có chương trình đào tạo và đề cương chi tiết của các học phần/môn học, có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo trình độ ĐH...
Đó là nội dung quy định mới về điều kiện, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo ĐH, CĐ vừa được Bộ GD-ĐT ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3-4-2011. Cùng với quy định mới này, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ nối lại việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cho phép các trường ĐH, CĐ mở ngành đào tạo mới sau gần một năm tạm dừng.
Một điểm mới trong quy trình mở ngành đào tạo ĐH, CĐ là việc kiểm tra và xác nhận các điều kiện thực tế về đội ngũ giảng viên, trang thiết bị phục vụ đào tạo, thư viện của cơ sở đào tạo xin mở ngành sẽ do sở GD-ĐT sở tại đảm nhận.
Các trường ĐH, CĐ muốn xin mở ngành phải gửi hồ sơ đến sở GD-ĐT nơi trường đặt trụ sở đề nghị kiểm tra thực tế và xác nhận các điều kiện kể trên. Đây là lần đầu tiên sở GD-ĐT được giao nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định, đánh giá năng lực đào tạo của các trường ĐH, CĐ.
Cũng theo quy định này, các cơ sở đào tạo sẽ bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo khi không đảm bảo một trong các điều kiện theo quy định mở ngành hoặc không tuyển sinh được trong ba năm liên tiếp, tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép đào tạo hoặc người cho phép mở ngành không đúng thẩm quyền, bị xử phạt hành chính ở mức độ phải đình chỉ.
Theo Báo Tuoitre
Mới bắt đầu được 5 buổi nhưng CLB Toán học của Viện toán học Việt Nam luôn chật cứng người tham gia. Học sinh đến đây vì tình yêu với toán học chứ không hề vì tâm lý “luyện thi”.
Thời điểm này, cả giáo viên lẫn học sinh các trường THPT đã lên kế hoạch chạy theo những kỳ thi cuối cùng của 12 năm học.
(HBĐT)- Thực hiện dự án đào tạo cán bộ xã, bản thuộc Chương trình 135, từ năm 2006- 2010, toàn tỉnh đã có trên 2,8 vạn lượt cán bộ, đối tượng cộng đồng và nhân dân được tham gia 526 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm. Trong đó, cán bộ xã, thôn bản là 8.125 người.
12 trường đại học dự kiến phải di dời ra ngoại thành là dựa theo tiêu chí của Hà Nội. Cuối tháng 2, đầu tháng 3, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành tiêu chí về mặt chuyên môn giáo dục; các bộ, ngành khác xây dựng những tiêu chí khác để xác định danh sách các trường ĐH, CĐ thuộc diện phải di dời.
Đó là các trường ĐH Bách khoa TPHCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQGTPHCM, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Ngân hàng TPHCM…
Khá nhiều học sinh đi du học không có kế hoạch rõ ràng cho thời gian du học và định hướng nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học tại nước ngoài. Nên chuẩn bị khi nào, từ đâu, như thế nào -đó là những câu hỏi mà các bậc phụ huynh cũng như HS băn khoăn.