Ở các trường THPT, học sinh đang trong giai đoạn tập trung ôn thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ
Bên lề buổi khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên, ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD (Bộ GD-ĐT) đã trả lời phỏng vấn về đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới.
Thưa ông, thí sinh sẽ có lợi gì với quy định được chọn một trong hai phần riêng trong đề thi để làm bài? Nếu làm cả hai phần riêng thì sao?
Trong các trường phổ thông hiện nay, học sinh (HS) sẽ được đăng ký học theo một trong 3 ban: Cơ bản, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn. HS theo học ban Cơ bản sẽ được học tất cả các môn theo chương trình chuẩn và tự chọn một số môn theo chương trình nâng cao; ban Khoa học tự nhiên học các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh theo chương trình nâng cao (các môn còn lại theo chương trình chuẩn); ban Khoa học xã hội và nhân văn học các môn Văn, Sử, Địa theo chương trình nâng cao (các môn còn lại theo chương trình chuẩn). Chính vì vậy, đề thi phải có phần chung là phần giao thoa giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao và phần riêng (hay phần tự chọn) được ra theo từng chương trình.
Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD (Bộ GD-ĐT) |
Để tạo điều kiện thuận lợi cho HS, sau một vài lần điều chỉnh quy chế thi, trong các năm gần đây, Bộ GD-ĐT đều cho phép HS có quyền chọn một trong 2 phần riêng để làm trong bài thi và vấn đề này đã được dư luận xã hội ủng hộ. Tuy nhiên, người ra đề phải tính toán, cân nhắc sao cho mức độ khó giữa hai phần riêng tương đương nhau để khi vào phòng thi HS sẽ khó nhận ra được phần riêng nào dễ hơn.
Nội dung đề thi sẽ ra theo hướng nào, đề thi tốt nghiệp THPT khác so với đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ ở những điểm cơ bản gì, thưa ông?
Nội dung đề thi (cả đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ) sẽ bám sát chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 và được ra theo hướng tăng cường đánh giá khả năng thông hiểu, vận dụng kiến thức, tránh học tủ, học vẹt. Theo chủ trương của lãnh đạo Bộ, đề thi tốt nghiệp THPT sẽ dành khoảng 50% điểm số cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Điểm khác cơ bản giữa đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ và thi tốt nghiệp THPT là đề thi tuyển sinh có tính phân hóa cao hơn.
Trước hết các em phải tập trung ôn thi tốt, và nên xác định sớm sẽ làm bài thi theo chương trình nào để khi vào phòng thi không mất thời gian cho việc xem xét, lựa chọn | |
Một số sinh viên (SV) năm thứ nhất, thứ hai ở các trường ĐH, CĐ nhưng lại có nguyện vọng muốn thi lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Vậy đối tượng này phải làm thủ tục gì trước khi đăng ký dự thi?
SV năm thứ nhất, thứ hai của các trường ĐH, CĐ muốn thi lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì theo quy chế hiện hành để có thể tham dự được kỳ thi, ngoài điều kiện không nằm trong diện bị cấm thi thì các SV này phải được sự đồng ý của hiệu trưởng trường ĐH, CĐ mà các em đang học. Về vấn đề này, tôi cũng có lời khuyên với các em: ngoài lựa chọn thi lại, các em vẫn có thể có lựa chọn khác tốt hơn là học hết khóa học và sau đó học thêm khoảng 2 năm để lấy bằng 2 với nghề mình mong muốn. Với lựa chọn này, thời gian không nhiều hơn phương án thi lại mà các em chắc chắn học được ngành mong muốn, hơn thế lại được hai bằng ĐH.
Ông có lời khuyên nào đối với thí sinh về việc ôn tập, làm hồ sơ đăng ký và chuẩn bị tâm thế để dự thi?
Trước hết, các em phải tập trung ôn thi tốt, và nên xác định sớm sẽ làm bài thi theo chương trình nào để khi vào phòng thi không mất thời gian cho việc xem xét, lựa chọn. Về việc chọn ngành học, các em nên chọn ngành phù hợp với khả năng của mình, chọn ngành mà mình cảm thấy có thể học được tốt nhất. Những thông tin về khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường cũng hết sức quan trọng, tuy nhiên các em lưu ý rằng sau 4, 5 năm các thông tin này có thể bị thay đổi. Như vậy, vấn đề này phải xem xét đến xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và xu hướng hiện có ở các nước phát triển cũng là thông tin tham khảo tốt. Chúc các em ôn tập tốt để có được tâm thế vững vàng bước vào kỳ thi và đạt kết quả cao nhất.
Theo Báo Thanhnien
Trong tháng 3 tới, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức kiểm tra phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của 13 địa phương. Mục đích của lần kiểm tra này nhằm đánh giá thực tế việc triển khai phong trào thi đua tại địa phương.
Mới bắt đầu được 5 buổi nhưng CLB Toán học của Viện toán học Việt Nam luôn chật cứng người tham gia. Học sinh đến đây vì tình yêu với toán học chứ không hề vì tâm lý “luyện thi”.
Thời điểm này, cả giáo viên lẫn học sinh các trường THPT đã lên kế hoạch chạy theo những kỳ thi cuối cùng của 12 năm học.
(HBĐT)- Thực hiện dự án đào tạo cán bộ xã, bản thuộc Chương trình 135, từ năm 2006- 2010, toàn tỉnh đã có trên 2,8 vạn lượt cán bộ, đối tượng cộng đồng và nhân dân được tham gia 526 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm. Trong đó, cán bộ xã, thôn bản là 8.125 người.
12 trường đại học dự kiến phải di dời ra ngoại thành là dựa theo tiêu chí của Hà Nội. Cuối tháng 2, đầu tháng 3, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành tiêu chí về mặt chuyên môn giáo dục; các bộ, ngành khác xây dựng những tiêu chí khác để xác định danh sách các trường ĐH, CĐ thuộc diện phải di dời.
Đó là các trường ĐH Bách khoa TPHCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQGTPHCM, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Ngân hàng TPHCM…