Sau những đợt ra quân xử lý lỗi không đội mũ bảo hiểm (MBH), thì đối tượng vi phạm chủ yếu là thanh - thiếu niên. Ngoài ra, lỗi đi xe máy đến trường của học sinh THPT cũng là hình vi vi phạm Luật Giao thông phổ biến của các trường trong địa bàn các quận nội thành.

 

Không đội MBH là phổ biến

Chỉ trong một buổi sáng, qua khảo sát tại một số tuyến phố trung tâm, chúng tôi đã ghi nhận được rất nhiều trường hợp học sinh THPT đi xe máy, không đội MBH, thậm chí là “kẹp” 3 lạng lách, đánh võng trên đường. Tuy nhiên, chỉ cần thấy bóng dáng CSGT, lực lượng chức năng thì các em học sinh này lại quay đầu đi đường khác, thậm chí là tăng ga vượt qua các chốt kiểm tra gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông gần đó.

Hình ảnh học sinh đi xe máy, “kẹp” ba, không đội MBH xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố thủ đô.    Ảnh: P.L
Hình ảnh học sinh đi xe máy, “kẹp” ba, không đội MBH xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố thủ đô. Ảnh: P.L

Chị Nguyễn Thị Minh – phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm – bức xúc: “Cứ 10 người trên đường tôi gặp thì đến 9 người là thanh - thiếu niên không đội MBH, trong đó không ít những bạn trẻ còn mặc nguyên đồng phục học sinh. Mặc dù xe vẫn treo mũ, nhưng tôi thấy các em chẳng ai đội cả, chỉ đến những điểm dừng đèn đỏ, có bóng dáng công an thì các em mới vội vàng đội MBH vào, qua chốt đó thì lại cởi mũ ra để đi đầu trần”. Lý giải lý do không đội MBH, một học sinh “tâm sự”: “Học sinh bọn em đi xe máy đã là bị cấm rồi, nên có đội hay không đội MBH thì cũng vậy. Với cả đa số các bạn em chả ai đội MBH cả, tại tóc đều vuốt keo, nhuộm màu, đội vào xẹp lép trông xấu lắm...”.

Chính những suy nghĩ kiểu này khiến tình trạng học sinh không đội MBH gia tăng mạnh trong thời gian gần đây, khiến các cơ quan chức năng càng phải mạnh tay, tăng cường công tác xử lý tình trạng học sinh đi xe máy, không đội MBH tham gia giao thông.

Theo thống kê của Phòng CSGT – CA TP.Hà Nội, chỉ sau một tuần cao điểm xử lý lỗi không đội MBH, lực lượng chức năng đã xử phạt 4.595 trường hợp vi phạm, tạm giữ 1.189 xe môtô và tạm giữ 614 bộ giấy tờ, trong đó, vi phạm chủ yếu tập trung ở các quận nội thành với đối tượng thanh - thiếu niên chiếm tới 75,2% trong tổng số người vi phạm. Cụ thể, độ tuổi người vi phạm dưới 18 tuổi là 204 trường hợp và tạm giữ 138 xe; từ 18 tuổi đến 30 tuổi đã xử lý 3.252 trường hợp, trong đó phạt tại chỗ 2.116 trường hợp, tạm giữ giấy tờ 431 trường hợp, tạm giữ xe 705 trường hợp...

Gia đình cần vào cuộc

Nguồn gốc dẫn tới tình trạng học sinh không đội MBH khi tham gia giao thông hầu hết bắt nguồn từ chính các gia đình cho con em mình đi xe máy đến trường. Sau mỗi giờ tan học, tại các trường ở các quận trung tâm của thành phố như: Trường THPT Trần Phú, Việt Đức, Trần Nhân Tông, Phan Đình Phùng... tỉ lệ học sinh đi xe máy đến trường là khá lớn, tuy nhiên đa số các em đều “lách luật” khi chỉ gửi xe tại những điểm cách xa trường học, chủ yếu là những bãi gửi xe của người dân xung quanh đó. Tại một điểm gửi xe ở khu vực dốc Thọ Lão - gần Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), học sinh thường xuyên đi xe máy đến trường, sau đó gửi xe tại các nhà dân tại khu vực này, rồi đi bộ một đoạn tới trường; hay tại điểm trông xe trên phố Lý Thường Kiệt - gần Trường THPT Việt Đức mỗi ngày cũng nhận hàng chục xe máy của các em học sinh...

Để chấn chỉnh tình trạng học sinh đi xe máy đến trường, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã quyết định chọn 5 trường THPT tham gia mô hình điểm triển khai các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, gồm Trường THPT Việt Đức, THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm), THPT Kim Liên,  THPT Quang Trung (quận Đống Đa) và THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), bởi theo đánh giá thì đây là những trường đã từng được phản ánh có số lượng học sinh đi học bằng xe máy khá đông.

Theo đó, các trường tham gia thí điểm này sẽ chủ động phối hợp với công an các cấp trên địa bàn triển khai thực hiện nghiêm túc bằng hình thức giám sát trực tiếp những học sinh đi xe máy đến trường. Đối với những học sinh đưa xe máy vào các điểm gửi xe sẽ tiến hành thu giữ, sau đó rà soát để biết chính xác trường đang theo học để bàn giao xử lý...

Tuy nhiên, để chấn chỉnh triệt để tình trạng học sinh đi xe máy đến trường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường cũng như cơ quan chức năng. Đặc biệt, các vị phụ huynh phải coi việc giao xe cho con em mình tới trường chính là hành động gián tiếp khiến con em mình vi phạm pháp luật.

 

                                                                                  Theo LaoDong

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ở các  trường THPT, học sinh đang trong giai đoạn tập trung ôn thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện đoàn Kỳ Sơn: Đa dạng hình thức giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐV -TN

(HBĐT) - Năm 2010 đã ghi dấu nhiều sự kiện lớn, các ngày kỷ niệm ý nghĩa của đất nước nói chung, tỉnh ta nói riêng. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để đoàn thanh niên các cấp huyện Kỳ Sơn đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng đến từng ĐV - TN.

Thí điểm dạy tiếng Anh bậc tiểu học: Không sợ chuẩn, chỉ thiếu cơ chế

Giáo viên và học sinh đều hào hứng với việc thí điểm dạy chương trình tiếng Anh ở bậc tiểu học. Tuy nhiên do chưa có cơ chế nên nhiều trường đều “bó tay” trong việc thu hút giáo viên dạy giỏi.

Kiểm tra phong trào thi đua xây dựng xã hội học tập

Trong tháng 3 tới, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức kiểm tra phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của 13 địa phương. Mục đích của lần kiểm tra này nhằm đánh giá thực tế việc triển khai phong trào thi đua tại địa phương.

“Chen chân” vào câu lạc bộ Toán

Mới bắt đầu được 5 buổi nhưng CLB Toán học của Viện toán học Việt Nam luôn chật cứng người tham gia. Học sinh đến đây vì tình yêu với toán học chứ không hề vì tâm lý “luyện thi”.

Ráo riết ôn tập, thi thử

Thời điểm này, cả giáo viên lẫn học sinh các trường THPT đã lên kế hoạch chạy theo những kỳ thi cuối cùng của 12 năm học.

Trên 8.000 lượt cán bộ xã, bản thuộc Chương trình 135 được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức

(HBĐT)- Thực hiện dự án đào tạo cán bộ xã, bản thuộc Chương trình 135, từ năm 2006- 2010, toàn tỉnh đã có trên 2,8 vạn lượt cán bộ, đối tượng cộng đồng và nhân dân được tham gia 526 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm. Trong đó, cán bộ xã, thôn bản là 8.125 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục