Ngay sau khi công bố môn thi, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT.

 

Công văn này lưu ý các trường phải hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch của các Sở GDĐT, không được cắt xén chương trình đã qui định.

Các trường THPT chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp; có hướng dẫn, gợi ý trả lời. Tổ chức việc ôn tập đảm bảo thời gian, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, chú trọng việc giúp học sinh thông hiểu và vận dụng kiến thức.


Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết: bên cạnh việc ôn tập trong quá trình dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, nhà trường và giáo viên cần tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các chương, bài khác nhau; đồng thời ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12: nội dung tổng hợp của tất cả các chủ đề đã được ôn tập. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thức sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập theo qui định của Bộ.

Việc sử dụng tài liệu tham khảo (nếu có) để hỗ trợ phương pháp dạy - học cần được cân nhắc thật cẩn thận.

Bộ GD-ĐT còn yêu cầu: Trong việc tổ chức ôn tập, cần hướng dẫn học sinh vận dụng các phương pháp ôn tập phù hợp; kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập với ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp. 

Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của học sinh với kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá chung toàn lớp, toàn trường; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập của học sinh để có điều chỉnh hợp lý, kịp thời.

Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp để phân nhóm học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức; tập trung ôn tập nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu; cử giáo viên có khả năng và kinh nghiệm kết hợp vận động những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi. Đối với học sinh khá, giỏi cần có thời gian ôn tập linh hoạt, tăng cường tự học có sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

                                                                  Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giáo dục dưới mắt mọi người: Quan tâm hơn đến giáo dục giới tính

Nhu cầu được tìm hiểu kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, nhất là lứa tuổi dậy thì, ở các em học sinh là có thật. Một nghiên cứu cho thấy 60% tỉ lệ các em học sinh quan tâm đến vấn đề nâng cao hiểu biết về tri thức giới tính.

Lợi thế của ngành sư phạm

Những năm gần đây, không nhiều thí sinh thi vào khối ngành sư phạm (SP). Tuy nhiên, đây là một trong những ngành có nhiều ưu đãi, phù hợp với học sinh có sức học khá, hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Tuyển sinh ĐH 2011: Chỉ cho thí sinh được rút hồ sơ xét tuyển 1 lần?

Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ chỉnh sửa nội dung quy định rút hồ sơ ĐKXT. Theo đó, hồ sơ ĐKXT NV2, 3, thí sinh chỉ được rút lại hồ sơ đã nộp vào các trường một lần vào thời điểm chậm nhất là 5 ngày trước khi hết hạn nộp hồ sơ.

Sự thăng tiến đáng kể của giáo dục tỉnh ta qua 5 năm chung bảng kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

(HBĐT)- Trước năm 2007, tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12, đội tuyển học sinh giỏi tỉnh ta luôn đứng đầu bảng B ( các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long). Với vai trò tiên phong là trường đào tạo mũi nhọn của tỉnh, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ luôn có số lượng học sinh đông đảo tham gia và đoạt nhiều giải nhất. Một số trường khác trên địa bàn thành phố như trường PTDTNT tỉnh, THPT Công Nghiệp, Lạc Long Quân và một số trường THPT tại các huyện cũng góp phần vào sự thành công chung của các đội tuyển. Nhưng từ kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2006-2007, toàn quốc thi chung bảng, những khó khăn, thách thức đã xuất hiện đối với học sinh Hoà Bình. Dẫu vậy, đội tuyển Hoà Bình mà thực chất là học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã từng bước vươn lên khẳng định mình.

Nhà giáo nhân dân, GS Dương Trọng Bái: Dạy chữ là dạy người

Ở Việt Nam các nhà khoa học đã đánh giá, sau GS Ngụy Như Kon Tum (1913 - 1991) hẳn phải kể đến thầy giáo Dương Trọng Bái là một trong những người đầu tiên dạy môn vật lý ở bậc đại học.

Bí quyết thành công của Thủ khoa quốc gia môn tiếng Anh

Không chỉ là thí sinh có số điểm cao nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh năm 2011 (18,2/20 điểm), mới đây, Chu Thị Thùy Dương, lớp 12A1, Trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam còn lấy được chứng chỉ TOEFL IBT với số điểm gần tuyệt đối 118/120.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục