Bài 1: Ngang nhiên biến đất người sống thành đất người chết

(HBĐT) - Dù cho người dân phản đối, kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhưng việc mua bán, chuyển nhượng đất thổ cư, đất vườn trái phép để đặt mộ vẫn diễn ra một cách ngang nhiên trong nhiều năm qua tại khu vực tổ 10 (nay là tổ 4, phường Chăm Mát), TP Hoà Bình. Liệu cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có biết?!


Khu đất thổ cư và đất vườn ở tổ 10 (nay là tổ 4) phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) được bà Lê Thị Hiền ngang nhiên rao bán, đặt mộ trái phép. 

Từ đường dây nóng, Báo Hoà Bình nhận được phản ánh của người dân thông tin về việc thời gian qua, một số đối tượng ngang nhiên thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng đất trái phép để đặt mộ. Việc này, dù nhiều lần được kiến nghị, phản ánh nhưng không được chính quyền địa phương giải quyết triệt để. Gây bức xúc trong dư luận xã hội...

Trong vai người đi tìm mua đất để đặt mộ, chúng tôi được chỉ vào khu đất nằm ngay cạnh đường vào khu Nghĩa trang Chăm Mát. Theo thông tin của người dân cung cấp thì khu đất này của 2 người phụ nữ tên là Hiền "Chu” và Ngân "Cửa” đang đứng ra bán cho những người có nhu cầu mua để đặt mộ. Theo chỉ dẫn, chúng tôi gọi vào số máy 0978.xxx.289 được ghi trên bảng mica thông tin về việc bán đất, đặt mộ treo trên cây hoa Ngọc Lan giữa khu đất. Sau khi giới thiệu có nhu cầu muốn mua đất đặt mộ, người phụ nữ nghe máy tên là Hiền liền ra giá:

- Khu gần đường có giá 3 triệu đồng/m2 còn khu ở phía trong giá 2,5 triệu đồng m2. Không bớt giá, chỉ ra "lộc” để các cụ phù hộ!
Sau cuộc gọi, chưa đầy 5 phút có 2 người phụ nữ đi xe máy đến tự giới thiệu một người tên là Hiền và người còn lại tên là Ngân - là chủ khu đất. Như đã trao đổi qua điện thoại trước đó, 2 người phụ nữ này thêm một lần nữa ra giá chắc nịch:
- Khu gần đường giá 3 triệu, còn khu trong giá 2,5 triệu đồng. Nhiều người cũng đang hỏi mua. Mua nhanh không người khác mua mất.
"Ở đây, chúng tôi cũng đã bán gần hết rồi. Chỉ còn vài lô. Người ta mua xong cũng đã xây mộ rồi”. Vừa nói, người phụ nữ tên Ngân liến thoắng chỉ về phía khu mộ đang xây dở như để chứng minh cho những gì mình nói.

Quá trình tìm hiểu sự việc, chúng tôi được một số người dân sống quanh khu vực cho biết, khu đất này trước đây vốn thuộc của gia đình bà Đĩnh có tổng diện tích hơn 1.200m2 nằm ngay sát cạnh con suối Chăm và gần khu nghĩa trang bờ phải TP Hoà Bình. Sau đó, được bán, chuyển nhượng lại cho bà Lê Thị Hiền với mục đích sử dụng là đất thổ cư và đất vườn. Sau khi mua khu đất của gia đình bà Đĩnh, bà Hiền và bà Ngân đã xây kè bờ suối và đổ đất nâng mặt bằng cho bằng với đường bê tông vào khu nghĩa trang; làm đường bê tông nội bộ, phân khu theo từng ô, thửa như nghĩa trang ngay bên cạnh. Tuy vậy, khi được hỏi về những căn cứ pháp lý về việc mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng của khu đất này, bà Hiền đã khẳng định chắc chắn:

- Hiện nay, khu đất này đã được lãnh đạo tỉnh, thành phố đồng ý điều chỉnh bổ sung vào Quy hoạch đất nghĩa trang. Do vậy, có thể xây dựng, làm chỗ đặt mộ... thoải mái.
Tuy vậy, khi hỏi đến các giấy tờ có liên quan đến quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng của khu đất này thì cả 2 người phụ nữ chủ khu đất đều bảo:
- Cái này các anh lên phường mà hỏi, chỗ chị Ng. cán bộ địa chính ấy. Ở đấy người ta có cả.
Thế còn các giấy tờ liên quan do cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng của khu đất, cái này các chị có?! - chúng tôi hỏi dồn.
Bà Hiền cắn cảu:
- Cái này chị em tôi không cầm, anh lên phường mà hỏi là rõ nhất.
Còn thủ tục xác nhận việc mua bán giữa 2 bên như thế nào?
- Nếu có thiện chí để mua thì sau khi thoả thuận về vị trí, thanh toán tiền, chúng tôi sẽ làm cho chú cái giấy... viết tay về việc mua bán giữa 2 bên. Chỉ cần thế thôi!
"Ở đây, ai mua cũng vậy, chỉ cần có cái giấy viết tay thoả thuận việc mua bán, chuyển nhượng giữa 2 bên là xong. Chứ người ta cũng chẳng cần thủ tục nhiêu khê gì cho nó phức tạp” - người phụ nữ tên Ngân chen vào câu chuyện giữa chúng tôi với người phụ nữ tên là Hiền.

Như để tạo thêm niềm tin của chúng tôi để nhanh chóng "quyết” mua 100m2 đất gần mặt đường với giá 300 triệu như... nhu cầu. Vừa chỉ về phía khu đất bên cạnh, bà Hiền bảo: Ở đây, chúng tôi cũng đã bán được cho nhiều người, như khu mộ đang xây kia là của một ông cán bộ bên thành phố; còn khu đất này là của một anh lãnh đạo ngành của tỉnh... Không nói, chúng tôi cũng hiểu đó chỉ là "bài” mà các đối tượng này "vẽ” ra để "đẩy” những rủi ro cho người mua gánh chịu. Bởi trên thực tế, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, khu đất này dù chủ sở hữu của vẫn là Lê Thị Hiền. Nhưng chưa có bất kỳ một thay đổi hay quyết định nào của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất thổ cư, đất vườn sang đất nghĩa trang. Và suốt từ năm 2014 đến nay, người dân tổ 10 (nay là tổ 4) nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền vào cuộc, xử lý những vi phạm liên quan, nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Vấn đề này, chúng tôi sẽ làm rõ trong phần tiếp theo.
(Còn nữa)

Nhóm P.V


Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục