(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.




Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình phối hợp với Ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Hòa Bình tổ chức chương trình "Trao yêu thương ươm mầm hạnh phúc” khám bệnh miễn phí cho công nhân tại Khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình). Ảnh: P.V

Kết quả chưa tương xứng

Theo Sở KH&ĐT, toàn tỉnh hiện có 4.997 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã đăng ký kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân - PV) nhưng số doanh nghiệp có tổ chức đảng rất ít. 

Theo thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, tính đến hết tháng 9/2023, toàn tỉnh có 65 tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân, chỉ chiếm 1,3%, trong đó có 6 đảng bộ cơ sở, 33 chi bộ cơ sở, 26 chi bộ trực thuộc đảng ủy xã, phường, thị trấn; tập trung chủ yếu ở Đảng bộ thành phố Hòa Bình với 34/65 tổ chức đảng, còn lại là ở các đảng bộ huyện và Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh. Toàn tỉnh có 1.194 đảng viên đang làm việc trong doanh nghiệp tư nhân, chiếm 1,45% tổng số lao động, trong đó có 878 đảng viên sinh hoạt tại doanh nghiệp có tổ chức đảng, 316 đảng viên sinh hoạt tại nơi cư trú. 

Song song với thành lập các tổ chức Đảng, tại các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh hiện có 237 công đoàn cơ sở với 28.406 đoàn viên; 28 tổ chức đoàn thanh niên cơ sở với 602 đoàn viên, thanh niên và 1 tổ chức Hội CCB cơ sở với 10 hội viên. 

Trong 9 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU, ngày 29/10/2014 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (gọi tắt là Chỉ thị 38 - PV), toàn tỉnh chỉ thành lập mới được 25 tổ chức đảng, kết nạp 651 đảng viên, trong khi đó số doanh nghiệp tư nhân tăng thêm trong giai đoạn này là 2.336 doanh nghiệp, tương đương 114%. 

Khu công nghiệp Lương Sơn hiện có 39 doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh, với khoảng 16.000 lao động. Tuy nhiên tại đây mới có 1 tổ chức đảng là chi bộ Công ty CP bất động sản An Thịnh Hòa Bình, với 8 đảng viên, trong đó có 7 đảng viên chính thức, 1 đảng viên dự bị. Có 4 đảng viên đang làm việc tại công ty, còn lại là đảng viên đang làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN.  

Khó nhiều bề

Ông Võ Văn Trường, Bí thư Chi bộ Công ty CP bất động sản An Thịnh Hòa Bình cho biết: Trong nhiều năm, chúng tôi đặt ra mục tiêu phát triển thêm 3 - 4 đảng viên để tách thành chi bộ riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức sinh hoạt chi bộ định kỳ, song không thực hiện được. Đơn cử, năm 2023, căn cứ nguyện vọng, phẩm chất đạo đức, lối sống, kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của người lao động, chi bộ cử đồng chí kỹ sư phụ trách vấn đề môi trường của khu công nghiệp tham gia lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng do Trung tâm chính trị huyện tổ chức. Tuy nhiên, hiện nay Công ty chỉ biên chế 1 kỹ sư ở bộ phận này, có nhiệm vụ trực vận hành máy móc kỹ thuật, kịp thời phát hiện, xử lý sự cố và các vấn đề liên quan đến môi trường, do vậy việc tham gia lớp bồi dưỡng với đồng chí này vô cùng khó khăn.  

Tại hội thảo thực trạng, giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bùi Thị Minh nhìn nhận: Việc thành lập tổ chức đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, đời sống công nhân, lao động, việc làm không ổn định, thu nhập ở mức thấp… đã tác động, ảnh hưởng đến việc phấn đấu vào Đảng của quần chúng. Mặt khác, việc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp tư nhân cho rằng công nhân, người lao động kết nạp vào Đảng và tham gia sinh hoạt Đảng sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Từ thực tế tại Chi bộ mình, ông Võ Văn Trường, Bí thư Chi bộ Công ty CP bất động sản An Thịnh Hòa Bình khẳng định: Việc sắp xếp thời gian để tham gia sinh hoạt chi bộ mỗi tháng một lần ở nhiều doanh nghiệp, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là với đảng viên đang sinh hoạt ghép, vì giờ giấc làm việc của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Chi bộ linh hoạt thay đổi thời gian sinh hoạt nhưng tỷ lệ đảng viên là công nhân tham gia vẫn không như mong muốn.

Đáng chú ý, việc thành lập chi bộ đảng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp khó khăn vì chủ doanh nghiệp cho rằng đây là vấn đề chính trị nên thường dè dặt, thậm chí không đồng thuận. Bên cạnh đó, cũng theo ông Trường, tại khu công nghiệp Lương Sơn, lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài liên tục thay đổi, dẫn đến khó khăn cho công tác tuyên truyền. 

Đồng chí Vũ Đức Dũng, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho hay: Đẩy mạnh cải cách hành chính, vài năm trở lại đây, việc thành lập doanh nghiệp được thực hiện qua mạng điện tử, do vậy việc gặp gỡ để tư vấn, trao đổi, tuyên truyền cho chủ doanh nghiệp về chủ trương phát triển đảng, đoàn thể tại doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước không thể thực hiện được.

(Còn nữa)
Minh Vũ



Các tin khác


Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Bài 3 - Nhận diện tội phạm tham nhũng, tiêu cực

 (HBĐT) - Theo đánh giá, những sai phạm liên quan đến tội phạm tham nhũng, tiêu cực ở tỉnh chủ yếu là ở lĩnh vực quản lý đất đai và đấu thầu, đấu giá. Xuất phát từ thực tế đó, việc chỉ ra, nhận diện rõ hành vi sai phạm chính là một trong những yếu tố quan trọng, cốt yếu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của tỉnh thời gian tới.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực Bài 2 - Chặng đường ngắn - bước tiến dài

(HBĐT) - Những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của tỉnh trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) các cấp tuy chỉ là chặng đường ngắn nhưng đây lại được xem là bước tiến dài...

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Bài 1 -Khi "thanh gươm" đã rút ra khỏi vỏ

(HBĐT) - Đến nay, có thể khẳng định một trong những thành quả của nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp là đã đưa công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) trở thành hành động mạnh mẽ, quyết liệt với sự tham gia tích cực, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân...Từ những nỗ lực đó, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhiều cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) vi phạm bị xử lý nghiêm khắc. Qua đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào vai trò, sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trên mặt trận chống "giặc nội xâm”... 

Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 2 - Tạo bước đột phá hoàn thành các chỉ tiêu

(HBĐT) - Ba năm qua, với những kết quả nổi bật đạt được đã ghi nhận sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong. Trong đó, nổi bật là Ban Thường vụ (BTV), BCH Đảng bộ huyện đã phân công trách nhiệm cụ thể gắn với kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, quyết tâm đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện lần thứ XXVIII đi vào cuộc sống.

Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng

(HBĐT) - Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Từng bước xây dựng Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM) theo tinh thần NQĐHĐB huyện lần thứ XXVIII.

Màu xanh ở Thỏi Láo

(HBĐT) - Từ trung tâm xã Phú Vinh (Tân Lạc) về thôn Thỏi Láo, hai bên đường trải dài màu xanh của hoa màu, cây trái. Ít ai biết rằng, hơn 10 năm trước, nơi đây được xem là "vũng trũng” của Phú Vinh với tỷ lệ hộ nghèo gần 80%, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu thiếu thốn, đời sống người dân nhiều khó khăn… Trước khi thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, xóm năm 2019, xóm Thỏi Láo gồm xóm Thỏi và xóm Láo, 2 xóm thuộc 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh theo Quyết định số 73/QĐ-UBND, ngày 20/1/2014 của UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục