Bài 2- Chính quyền không biết hay... làm ngơ?

(HBĐT) - Trước thực trạng mua bán, chuyển đổi đất để đặt mộ diễn ra một cách ngang nhiên, trái phép của một số đối tượng ở khu vực tổ 10 (nay là tổ 4), phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) từ nhiều năm qua, dư luận đang đặt ra câu hỏi: chính quyền địa phương không biết hay đang... làm ngơ?



Theo bà Bùi Thị Tâm, Bí thư chi bộ tổ 4, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) thì qua đối chiếu, rà soát thì ngoài nghĩa trang hiện có, trên địa bàn phường không có khu vực nào được điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch nghĩa trang thành phố.

Xung quanh vấn đề này, trao đổi qua điện thoại với Trưởng phòng Quản lý đô thị (QLĐT) Nguyễn Việt Hùng và ông Hoàng Châu Khôi, Trưởng phòng TN&MT TP Hoà Bình, các cán bộ này đều cho biết, khu vực trên đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch đất nghĩa trang theo Quyết định số 3112/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc "Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP  Hoà Bình đến năm 2035”. Tuy nhiên, sau cuộc gọi đó, dù nhiều lần chúng tôi liên lạc lại, thậm chí ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng QLĐT thành phố đã đồng ý gặp để trao đổi, làm rõ vấn đề này. Nhưng đến nay, chúng tôi vẫn chưa thể làm việc được với vị cán bộ này. 

Mang thắc mắc này trao đổi với Phó Chủ tịch UBND phường Chăm Mát Lê Ánh Thép và bà Dương Phương Nga, cán bộ địa chính phường, cả 2 vị này đều cho biết, vị trí đất mà các đối tượng Hiền, Ngân đang bán để đặt mộ đã được đưa vào Quy hoạch theo Quyết định số 3112/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Tuy nhiên, khi kiểm tra, đối chiếu lại thì trong mục 9.5.3 "Quy hoạch nghĩa trang, nhà tang lễ” của Quyết định này, tại mục a "Quy hoạch nghĩa trang” lại nêu: "nghĩa trang tập trung của thành phố quy hoạch tại các khu vực xã Yên Mông và xã Thống Nhất...”. Theo Bí thư chi bộ tổ 4 Bùi Thị Tâm, sau khi UBND tỉnh có Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hoà Bình đến năm 2035, UBND phường cũng chuyển về tổ dân phố bản đồ quy hoạch và Quyết định của UBND tỉnh. Tuy nhiên, qua đối chiếu, rà soát thì ngoài nghĩa trang hiện có, trên địa bàn phường không có khu vực nào được điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch nghĩa trang thành phố. Hơn nữa, chúng tôi cũng chưa nhận được bất cứ một văn bản, thông báo nào của cấp có thẩm quyền về việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất của chị Lê Thị Hiền từ đất thổ cư và đất vườn sang đất nghĩa trang.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND phường Chăm Mát Lê Ánh Thép cho biết: Chúng tôi không nắm được việc một số cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, bán đất vườn, đất thổ cư để đặt mộ. Còn cán bộ địa chính Dương Phương Nga thì cho biết: Trong lĩnh vực quản lý đất đai, hiện nay, phường vẫn đang quản lý khu đất ở tổ 10 (nay là tổ 4) của bà Lê Thị Hiền là đất thổ cư và đất vườn. Chưa có quyết định, văn bản pháp lý nào cho phép bà Hiền chuyển đổi diện tích đất này sang làm nghĩa trang, được đặt mộ. 

Tuy vậy, qua nắm bắt thực tế, chúng tôi được người dân thông tin, vào đầu năm 2014, một số hộ sống ở khu vực cạnh nghĩa trang thành phố đã bán đất cho bà Ngân ở tổ 5 và bà Hiền ở tổ 11, phường Chăm Mát. Bà Ngân, bà Hiền đã xây kè, đổ đất, tự ý phân lô bán đất đặt mộ khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền. Trước thực trạng trên, tổ dân phố số 10 (khi đó) đã làm đơn kiến nghị UBND phường Chăm Mát giải quyết. Tuy nhiên, các đối tượng vẫn ngang nhiên chia lô bán đất xây mộ. Ngày 31/11/2016, tổ dân phố số 10 phát hiện có người đào đất xây mộ nên đã thông báo với UBND phường. Phường có cử cán bộ vào lập biên bản và yêu cầu dừng việc xây dựng. Tuy nhiên, khi cán bộ của phường về thì người ta lại tiếp tục việc xây dựng. Hiện tại, trên khu đất này đang tồn tại một công trình được xây dựng theo hình thức mộ táng. Theo thông tin của người dân thì đây là phần đất của gia đình ông Bùi Đắc Mùi, nguyên Chủ tịch Hội CCB TP Hoà Bình (điều này cũng đã được khẳng định trong biên bản họp giải quyết kiến nghị của tổ dân phố với lãnh đạo UBND phường ngày 14/12/2016 và qua thông tin trao đổi giữa P.V với bà Hoà - vợ ông Mùi). Trong quá trình giải quyết kiến nghị của nhân dân về vấn đề mua bán, chuyển nhượng đất đặt mộ trái phép có sự tham gia của lãnh đạo UBND phường Chăm Mát, trực tiếp là Phó Chủ tịch UBND phường Lê Ánh Thép. Tuy vậy, khi làm việc với chúng tôi, vị cán bộ này vẫn nói "không biết việc mua bán, chuyển nhượng đất trái phép để đặt mộ của bà Hiền, bà Ngân tại khu đất ở tổ 10”.

Mới đây nhất, ngày 31/5/2019, khi một số người vào tiếp tục xây dựng cây hương trong khu mộ táng thuộc đất mua của bà Hiền, bà Ngân, người dân đã báo với UBND phường. Sau khi nhận tin báo, UBND phường đã cử cán bộ vào phối hợp với tổ dân phố lập biên bản yêu cầu dừng thi công. Song, khi cán bộ UBND phường về thì những người này lại tiếp tục thi công, bất chấp những cam kết ghi trong biên bản vừa lập. Vậy nhưng, khi trao đổi với chúng tôi, bà Dương Phương Nga, cán bộ địa chính - người trực tiếp lập biên bản yêu cầu người dân dừng thi công cũng "không biết việc mua bán đất, đặt mộ”. Dù cho tấm biển mica thông tin về việc bán đất đặt mộ cùng số điện thoại được các đối tượng đặt công khai ngay tại khu đất mà ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy.

Nói về công trình xây dựng tại khu đất của bà Hiền, ông Lê Ánh Thép và bà Dương Phương Nga cho rằng: Công trình xây dựng tại khu đất của bà Hiền là công trình xây dựng dân dụng chưa được cấp phép chứ không phải là công trình mộ táng! Còn theo những người dân thì: dù bất kỳ ai khi đến đây cũng đều có thể dễ dàng nhận thấy công trình này được xây theo lối mộ táng. Trao đổi với chúng tôi, bà Hoà (vợ ông Bùi Đắc Mùi) - người mua khu đất này từ năm 2016 - cũng khẳng định đây là công trình mộ táng... 
Như vậy, có hay không việc UBND phường Chăm Mát không biết hay đang làm ngơ trước những vi phạm liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng đất trái phép để đặt mộ của bà Hiền và bà Ngân trong nhiều năm qua, gây bức xúc trong dư luận nhân dân? Việc này đúng hay sai như thế nào rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, thông tin để người dân nắm rõ, tránh những vấn đề phức tạp nảy sinh tại cơ sở. Còn đối với UBND phường Chăm Mát, lời hứa trước dân của ông Nguyễn Đức Hiếu, nguyên Phó Chủ tịch UBND Phường trong giai đoạn (2015 - 2018) tại cuộc họp giải quyết kiến nghị của tổ dân phố số 10 vào ngày 14/12/2016 về việc "UBND phường kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về sử dụng đất. Nhất là các trường hợp mua bán đất trái phép để cải táng, xây mộ” còn đó, cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Bởi nếu chỉ hứa mà không làm, niềm tin của người dân vào cấp chính quyền cơ sở sẽ nhanh chóng bị xói mòn. 
 
                          Nhóm P.V


Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục