Anh Xa Văn Nh,(trái ảnh), xóm Nà Chiếu (xã Cao Sơn) đang kể với các công an viên chuyện về con gái lớn không biết đang trôi dạt phương nào.
(HBĐT) - Xóm Nà Chiếu (Cao Sơn - Đà Bắc) mùa này đang rợp một màu xanh ngắt của ngô đang sắp chắc hạt. Con đường bê tông hoá (từ năm 2009) khiến việc đi lại, làm ăn của bà con thuận lợi hơn. Ô tô đến tận nhà mua ngô, trao đổi hàng hoá. 100% số hộ được dùng điện lưới, có ti - vi xem; 98% số hộ có xe máy. Những ngôi nhà trải dài, bình yên trong nắng sớm, không mấy ai mảy may rằng: bên trong những ngôi nhà đó vẫn đang ngổn ngang những nỗi niềm, day dứt và vật vã những hy vọng. Nơi đây, vừa qua có nhiều sơn nữ là nạn nhân của một vụ đưa người ra nước ngoài trái phép...
Người mẹ nghèo... mong con đừng đi nữa...
Ngôi nhà của Đinh Thị D.H (sinh năm 1996) thấp nhỏ và lọt thỏm dưới chân núi Thung Củ. Thuộc diện hộ nghèo nên cách đây 10 năm, gia đình được hỗ trợ 8 triệu đồng để làm ngôi nhà này (xây tường, lợp Proximăng...). Trong căn phòng trống nhỏ trống tênh chẳng có đồ đạc gì đáng giá (ngoài bộ bàn ghế cũ kỹ, xỉn mốc cùng thời gian). Theo lời người mẹ, cháu H đi làm nương chưa về. Lau những giọt mồ hôi trên khuôn mặt khắc khổ, già hơn cái tuổi 42, chị Định Thị Th. trải lòng: gia đình khó khăn, dân trí thấp. Chồng học lớp 2, còn tôi không đi học, không biết chữ. Chưa bao giờ đi quá thị trấn Đà Bắc. Cũng buồn và thương con lắm anh ạ. Nhà nghèo quá, năm ngoái, cháu nói đi làm công nhân ngoài thành phố Hoà Bình nhưng không đủ sống vì lương thấp, thế là các cháu chuyển nghề. Không may, bị người ta đưa đi nước ngoài trái phép, được một tuần, sợ quá, cháu đã tìm cách về (trước Tết năm 2014). Con gái vừa trở về nhà đã thấy “người thành phố” vào đòi nọ, đòi kia, bắt viết giấy biên nhận rằng nợ tiền “đầu tư làm ăn”. May có chính quyền và lực lượng chức năng không thì chẳng biết thế nào. Cháu run sợ nói với tôi rằng, con bị người ta lừa, con không nợ ai tiền. Khi được hỏi: con gái thoát thân trở về rồi, gia đình định cho cháu đi làm ăn xa nữa không? Chị Th ủ ê: chuyện vừa rồi, nghĩ lại vẫn còn sợ và lo lắng. Chúng tôi và cháu có nói chuyện. Cháu nói sẽ ở nhà làm thôi. Ở nhà trồng ngô, trồng sắn, sau này còn tính chuyện chồng con nữa chứ. Dứt khoát không cho đi nữa. Thái độ quả quyết thật, nhưng không biết khi nỗi sợ đã hết, chị Th và D.H có yên tâm với cuộc sống thôn dã nơi vùng cao hay vẫn bị ánh hào quang phố thị mời gọi, cuốn hút? Lần “dứt áo” ra đi làm ăn ở thành phố Hoà Bình và bị đưa trái phép sang Trung Quốc lần ấy, không chỉ có H mà còn có 2 cô gái trẻ nữa (đều sinh năm 1997). Theo anh Đinh Văn Mư, Công an viên Nà Chiếu, 3 cô gái bị đưa sang Trung Quốc làm ăn là chuyện xảy ra đầu tiên và gây chấn động trong tâm tư, tình cảm của nhiều hộ dân nơi đây. Cả đời, người dân xóm Nà Chiếu chân chất, chăm chỉ làm ăn, không mấy người cả gan đổi đời bằng nghề làm ăn bậy bạ cả...
Chưa may mắn bằng chị Th vì con gái đã trở về quê nhà, anh Xa Văn Nh ( sinh năm 1969) đang sống trong tâm trạng của người ngồi trên đống lửa: con gái vẫn chưa trở về. Không đến nỗi bặt vô âm tín (vì con gái vẫn điện thoại về) nhưng anh Nh và gia đình đứng ngồi không yên vì không biết con đang ở địa bàn nào, trong hay ngoài tỉnh. Xa Thị M (sinh năm 1995) là con lớn của gia đình. Gia cảnh “con nhà nghèo”, tháng 8/2013, con xin bố mẹ đi làm công nhân ở thành phố Hoà Bình (cùng các chị trong xóm) nhằm kiếm đồng ra, đồng vào cho bố mẹ bớt khó khăn. Sau đó, vì nhiều lý do, con ra ngoài làm ăn ở một số quán cà phê phía bờ trái (anh nói đã từng ra nơi chỗ làm của con). Rồi công việc mưu sinh, anh phải đi làm ăn tận trên xã Tân Minh. Từ tháng 11/2013, không biết cháu đi làm đâu nữa. Gia đình nháo nhác đi tìm, rồi báo với chính quyền, công an viên của xóm... mọi thông tin về con đều rơi vào vô vọng. Ra tận nơi con từng làm cũng chỉ nhận được cái lắc đầu: không biết. Khoảng 17h chiều ngày 30/4/2014, qua người bạn của cháu cùng xóm, bố mẹ mới lại được nghe con nói qua điện thoại. Mừng vì nhận được điện thoại của con, nhưng tuyệt nhiên không được biết cháu đang ở đâu. Mừng đấy, nhưng sợ bị đánh lừa, anh chị phải trao đổi với cháu bằng tiếng Mường, cùng như kiểm tra các thông tin (mà chỉ người trong nhà mới biết), anh chị mới tin rằng đấy là con mình đang nói chuyện từ một nơi xa. Anh cho biết: khi tôi hỏi, cháu đang ở đâu, cháu không nói mà chỉ nói rằng bố mẹ không phải tìm con đâu, thời gian tới sẽ về. Cuộc gọi mới nhất mà anh nhận được từ số máy của một nam lái taxi (con anh mượn máy). Con có an toàn không, có làm điều gì bất chính không, có thể về đến nhà hay mãi chỉ là mong ước. Bao giờ con về? Trăm ngàn câu hỏi được đặt ra cho gia đình anh Xa Văn Nh. Rơi vào hoàn cảnh này mới thông cảm cho các gia đình có con đang thuộc diện: đi làm ăn xa, không rõ địa chỉ...Nhìn bóng dáng anh Nh bước thấp, bước cao trên con đường dọc bản, lòng chúng tôi chợt bật lên ý nghĩ: nếu ngày con gái xin đi làm ăn xa, nhiều bố mẹ có lường đến những tình huống trớ trêu này không. Khi các con chưa đủ nhận thức, bản lĩnh, kỹ năng, kinh nghiệm cuộc sống, làm sao có thể vượt qua những cám dỗ “chết người” trong cuộc đời. Câu chuyện gia đình chị Th, anh Nh...liệu có giúp các gia đình khác ở Nà Chiếu giật mình và biết hướng con mình đi trên con đường lương thiện?!
Bùi Huy
(HBĐT) - Cảm nhận sâu sắc của chúng tôi trong chuyến đi thực tế khi đến thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đó là sự khốc liệt, tội ác, hậu quả chiến tranh của các thế lực xâm lược đã gây ra cho người dân Việt Nam. Từ trong nghiệt ngã, đớn đau, tinh thần, ý chí, sự can trường, khát vọng vươn lên, hướng tới hòa bình ngày càng mãnh liệt.
(HBĐT) - Theo rà sát của Sở GT-VT mới đây về hệ thống cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh có 72 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 777,89 km, 2.709,7 km đường xã, 286 km đường đô thị, đường trục thôn, xóm 2.954 km, đường trục chính nội đồng 2.081,4 km đường, 2.957,6 km đường ngõ. Các huyện, thành phố quản lý 395 cầu trong đó có 57 cầu treo và 8 cầu phao.
(HBĐT) - Cũng giống như khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi), khu mộ cổ Đống Cúi, xã Dũng Phong (Cao Phong) cũng đã từng là khu mộ đá thâm u, kỳ bí tồn tại qua hàng trăm năm. Nhưng rồi cả khu mộ đá rộng hàng chục ha cũng biến mất sau những cuộc đào bới, săn tìm cổ vật. Dấu tích còn lại của khu rừng mộ khi xưa, giờ chỉ còn trong hoài niệm và những hòn mộ đá vương vãi lẫn trong những vườn mía bạt ngàn đầy tiếc nuối...
(HBĐT) - Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà lao động xuất khẩu đã mang lại. Nhiều gia đình đã đổi đời từ khi có người thân đi lao động ở nước ngoài. Thị trường lao động mà tỉnh ta đang hướng tới như Malaixia, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc... Nhưng từ câu chuyện xuất khẩu lao động, nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh.
(HBĐT) - Lội nước hoặc đu cáp qua suối Sổ là cách duy nhất để vào được xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc). Con đường đất lầy lội dài 4 km từ trung tâm xã vào xóm khó khăn là vậy nhưng chưa thấm vào đâu so với sự nguy hiểm khi qua suối.
(HBĐT) - Chiều ngày 25/3, chiếc xe chở 21 người từ huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cũng đã về đến xóm Suối Con (xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi). Đây là nhóm thứ hai vào đào bới, kiếm tìm thi thể của 3 thanh niên, nạn nhân của vụ sập hầm vàng thảm khốc trong tối 10/1/2014 tại khu vực Bãi Cao, thôn 8, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn (Quảng Nam).