Anh Quách Văn Thần, trưởng ban tự quản xóm Rộc (bên trái) trao đổi với thành viên ban tự quản về công tác bảo vệ rừng.

Anh Quách Văn Thần, trưởng ban tự quản xóm Rộc (bên trái) trao đổi với thành viên ban tự quản về công tác bảo vệ rừng.

(HBĐT) - Là một trong 7 xã có rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm trên địa bàn với hơn 2000ha, Ngọc Sơn trước kia là một điểm nóng về khai thác gỗ trái phép của tỉnh. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện dự án “Sự tham gia của các tổ chức địa phương trong quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng” kết hợp với công tác tuyên truyền, nơi đây đang chuyển mình rõ rệt trong quản lý và bảo vệ rừng, đặc biệt là từ người dân.

 

Thay đổi từ nhận thức

 

Ngọc Sơn bao gồm 8 xóm, 670 hộ gia đình và 2600 nhân khẩu. Ông Bùi Văn Phong, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn cho biết: “Trước đây, đời sống của người dân vô cùng khó khăn, nhận thức còn hạn chế nên thường xuyên khai thác gỗ sử dụng vào mục đích cá nhân. Lại có người ngoài xâm nhập và khai thác trái phép khiến cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng. Sau khi Ban quản lý (BQL) KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông được thành lập, cùng với đó là sự ra đời của ban tự quản lâm nghiệp (TQLN) xóm Rộc và xóm Khú, kết hợp với công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân về tác hại của việc khai thác rừng quá mức khiến cho nhận thức của người dân thay đổi rõ rệt”. Với đặc trưng là nhà sàn nên người dân thường xuyên khai thác gỗ để xây dựng nhà cửa, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho áp lực vào rừng tăng lên. Hơn nữa, lợi nhuận từ đại ngàn Ngọc Sơn – Ngổ Luông là quá lớn khiến cho những kẻ hám lợi trái pháp luật khó lòng mà “cưỡng lại” được.

 

Từ những bức thiết đó, BQL đã phối hợp với chính quyền địa phương và ban TQLN đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về bảo vệ tài nguyên rừng. Ông Bùi Văn Hùng, Giám đốc BQL KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông khẳng định: “Công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư ở các thôn, xóm luôn được quan tâm hàng đầu. Tính riêng từ đầu năm 2015 đến nay, BQL phối hợp với UBND các xã mở 98 lớp tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho 5.481 lượt người tham gia kết hợp chiếu phim phóng sự giới thiệu về giá trị của tài nguyên rừng ở khu bảo tồn đến người dân. Qua tuyên truyền, người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của mình. Vì vậy, trong những năm gần đây việc dân vào rừng khai thác gỗ đã giảm hẳn”. Tại các xóm, luật bảo vệ rừng cũng được thông qua trong các cuộc họp nội bộ. Anh Quách Văn Thần, Trưởng ban TQLN xóm Rộc cho biết: “Việc truyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân được chi bộ lồng ghép trong các cuộc họp xóm, nhắc nhở trực tiếp những hộ có cá nhân vi phạm, các cuộc họp của hội phụ nữ, đoàn thanh niên, phổ biến quy chế về nhiệm vụ, trách nhiệm của thành viên ban tự quản và người dân”. Thông qua đó, 100% các hộ trên toàn xã Ngọc Sơn đã kí cam kết không vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

 

Đến hành động

 

Qua con đường đất gồ ghề đến xóm Rộc, xung quanh là những ngôi nhà sàn được dựng lên bằng gỗ của đại ngàn Ngọc Sơn – Ngổ Luông, những nếp nhà khá lớn, mỗi bộ khoảng 20 cột gỗ, mỗi cột dài chừng 5m trở lên. Xóm Rộc hiện có 76 hộ, 356 nhân khẩu, cuộc sống của người dân đều dựa vào nông nghiệp nên còn rất khó khăn. Anh Thần tâm sự: “lâm sản Ngọc Sơn nhiều gỗ quý như trai, nghiến, sến, táu,… có những cây gỗ to mấy người ôm mới hết. Trước đây, người dân chỉ dùng cưa tay để lấy gỗ, từ khi có cưa máy thì tốc độ “xẻ thịt” rừng càng trở nên đáng lo ngại”. Với địa hình núi đá hiểm trở, lực lượng mỏng nên việc tuần tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự ủng hộ từ người dân, sau khi thành lập ban TQLN, mỗi hộ gia đình trong xóm đều đóng góp 1- 2 ngày công mỗi tháng cùng BTQ đi tuần tra các điểm rừng trọng điểm. Trong 2 năm 2013 và 2014, BTQ xóm Rộc phối hợp với cán bộ kiểm lâm và chính quyền địa phương tổ chức trên 60 đợt tuần tra, hàng trăm lượt tham gia, thu giữ hơn 60 thanh gỗ các loại, 2 cưa xăng, 1 xe máy; năm 2013, xóm Khú đã thu giữ trên 130 thanh gỗ; thông báo nhiều vụ vi phạm cho hạt kiểm lâm xử lý. Từ đó cho thấy, ngoài ý thức cao về bảo vệ rừng, người dân địa phương đã có đóng góp cụ thể bằng hành động góp phần giảm thiểu áp lực vào rừng.

 

Bên cạnh đó, việc duy trì hoạt động của ban TQLN còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn kinh phí. Anh Thần chia sẻ: “Kinh phí để duy trì hoạt động còn hạn hẹp, nên rất mong BQL khu bảo tồn dành nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức cho BTQ. Hỗ trợ về nhân lực bằng cách ghép thêm người trong và ngoài xóm để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát được sát sao hơn nữa”. Ngoài tuần tra chung cùng cán bộ kiểm lâm thì xóm Rộc còn được giao quản lý riêng 198,6 ha có trả phí tự quản hằng năm là 34 triệu, ở xóm Khú xấp xỉ 200ha rừng tự quản. Hiện nay, nhờ đưa vào gieo trồng giống ngô năng suất nên người dân đã bớt phụ thuộc vào rừng, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, áp lực vào rừng cũng giảm mạnh. Năm 2015, chương trình Bảo vệ và phát triển rừng KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông hỗ trợ BQL xây dựng trạm bảo vệ rừng tại xóm Điện (Ngọc Sơn) với diện tích trên 60m2 góp phần quan trọng trong việc giám sát, quản lý rừng. Ông Phong khẳng định: “Trong tương lai, Ngọc Sơn sẽ duy trì 2 BTQ xóm Rộc và xóm Khú làm chủ lực, phối hợp với hạt kiểm lâm và người dân các xóm lân cận tăng cường tuần tra rừng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng dưới nhiều hình thức. Hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp giúp dân cải thiện cuộc sống, giảm thiểu triệt để những vụ vi phạm”. Hi vong mô hình này sẽ được nhân rộng ra các xóm, xã khác trong tương lai góp phần đem lại sự bình yên cho đại ngàn Ngọc Sơn – Ngổ Luông.

 

                                                                            

 

 

                                                                  Thanh Sơn (CTV)

 

 

 

Các tin khác

Dù góp tiền với các hộ khác mua đường ống tự dẫn nước về nhà nhưng nước chảy rất nhỏ giọt, không đủ cho sinh hoạt. (Ảnh chụp tại gia đình bà Nguyễn Thị Sơn, xóm Máy 2, xã Hòa Bình, TP Hòa Bình).
Những thửa ruộng bậc thang xanh ngút tầm mắt hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển du lịch nơi miền sơn cước này.
Do phản ứng của người dân hai xóm Cọ, Nhòn (Lạc Thịnh) hoạt động SX-KD của xí nghiệp Trung Dũng bị đình trệ từ tháng 6/2015 đến nay.
Toàn huyện Vân Hồ (Sơn La) hiện duy trì 1.000 ha chè với sản lượng trên 8.000 tấn chè búp tươi/năm.

Cuộc sống mới trên thảo nguyên xanh

(HBĐT) - Từ thành phố Hòa Bình, vượt qua chặng đường khoảng 120 km, chúng tôi có mặt tại thảo nguyên xanh Mộc Châu. Mọi mệt mỏi trên hành trình tan biến thật nhanh khi mở ra trước mắt chúng tôi những vườn su su trĩu quả, tít tắp đồi chè búp non mơn mởn. Rộn ràng thêm bức tranh trù phú ấy là hàng loạt máy móc nông nghiệp hiện đại như máy cắt cây, máy cày... Được bà con nông dân nơi đây tích cực ứng dụng vào sản xuất. Đi sâu vào lòng thảo nguyên, chúng tôi càng thêm ngỡ ngàng bởi nhiều khách sạn, nhà hàng, nhà riêng mới được xây dựng khang trang; hoạt động kinh doanh, buôn bán, dịch vụ diễn ra sôi động... Mộc Châu đã nỗ lực trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La, một điểm đến đặc biệt hấp dẫn của du khách trên cung đường khám phá Tây Bắc.

Từ cơ duyên với người Nga ở sông Đà

Sau 10 năm, lần đầu đặt chân lên đất nước Nga rộng lớn và tươi đẹp - xứ sở của cây bạch dương, tôi trở lại thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình. Từ buổi Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc diễn văn tại lễ khánh thành nhà máy ngày 20/12/1994 đến nay đã qua 21 mùa thu vàng nước Nga. Ngày ấy, với cương vị Giám đốc Nhà máy giấy Hòa Bình (Bộ Công nghiệp nhẹ), tôi cùng ông Đặng Vũ Chư (Bộ trưởng) được dự lễ khánh thành nhà máy. Cơ duyên cho tôi có dịp đến với xứ sở bạch dương phải chăng được bắt nguồn từ việc dấn thân cho công việc được giao nói riêng và cho sự phát triển đất nước nói chung của những người con từ hai dân tộc?

Rủi ro “nghề” hái cau

(HBĐT) - Không phương tiện bảo hộ, chỉ với đôi tay trần, họ leo lên những thân câu cao vút để mong sao kiếm được vài chục, vài trăm nghìn tiền lãi, mặc cho những hiểm nguy luôn rình rập...

Cao Sơn chặn “sóng” tảo hôn

(HBĐT) - Đồng chí Xa Văn Sin, phó Bí Thư TT Đảng ủy xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho biết: Xã Cao Sơn có 9 xóm, 4.246 nhân khẩu với hai dân tộc chính là Mường (chiếm 65%) và Dao. Những năm 2004 trở về trước, xã Cao Sơn là một trong những “điểm nóng” của huyện Đà Bắc về vấn nạn tảo hôn.

Ecolodge Mai Châu, hoang sơ và hiện đại

(HBĐT) - Nằm lọt thỏm giữa màu xanh của núi rừng và được bao bọc bởi những ruộng lúa mướt mắt, Khu nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu (Mai Châu Ecologe) đưa du khách lạc vào những giấc mơ có trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, hay những câu chuyện trong tập “Ngàn lẻ một đêm” của những quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu. Đó là cảm nhận của riêng tôi, nhưng hẳn là sẽ thuộc về “số nhiều” du khách đã một lần đặt chân đến nơi này.

Gian nan đường về Tự Do

(HBĐT) - Đã từng nghe kể về những gian khó của xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn) nhưng phải một lần được trải nghiệm và lắng nghe những câu chuyện bi hài xung quanh con đường gập gềnh đầy sỏi đá dẫn vào nơi đây, chúng tôi mới thấy rõ hơn nỗi vất vả của bà con ở chốn “thâm sơn, cùng cốc” này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục