Đoạn đường đến xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu) lầy lội, gồ ghề đất đá gây cản cản trở phát triển KT-XH cho người dân.
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã Cun Pheo (Mai Châu) hơn 9km đường đất lầy lội, dốc đá, người dân xóm Táu Nà (một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh) đang trăn trở từng ngày với con đường dân sinh. Bao chuyện dở khó dở cười cũng từ đây…
“Chúng ta không thể đi chung xe được vì đường trơn rất khó đi. Mỗi người một xe sẽ tiện xử lý ở những chỗ trơn trợt, đất đá gồ ghề”. Đó là những gì mà đồng chí công an viên xã Cun Pheo, người dẫn đường dặn dò chúng tôi khi chuẩn bị đến Táu Nà.
Xóm Táu Nà gồm 44 hộ, 195 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tới 50%, thu nhập bình quân mới chỉ đạt 5 triệu đồng/người/năm. Kinh tế chủ yếu từ trồng lúa nương, ít đất lâm nghiệp, chăn nuôi kém hiệu quả do thường xuyên dịch bệnh. Ông Lò Văn Hoạt, Trưởng xóm Táu Nà chia sẻ: “Do trình độ dân trí còn hạn chế dẫn đến việc bà con chưa tiếp thu được đầy đủ những tiến bộ KH-KT vào sản xuất mặc dù đã được theo học các lớp tập huấn, chuyển giao KH-KT. Dịch bệnh xảy ra thường xuyên, đặc biệt là ở gia cầm vào khoảng tháng 2, tháng 3, một số hộ chết dịch cả đàn”. Đường xá đi lại khó khăn kh đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế, ít có người đến mua nên chủ yếu người dân chăn nuôi để cải thiện bữa ăn hằng ngày. Lâm nghiệp cũng chậm phát triển do địa hình phức tạp, không đủ nước tưới tiêu phục vụ cho việc chăm sóc cây trồng gây nên tình trạng cây phát triển không đều; lại thêm đường vào xa xôi, cách trở nên bán không được giá, nơi khác trong xã giao thông thuận lợi thì cây luồng giá còn được 10.000 đồng/cây, còn ở đây cao nhất chỉ 6.000 đồng/cây. Vào mùa mưa, đường đất lầy lội, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được do không có thương lái đến mua, để lâu nên bị hỏng, mất giá trị sử dụng. “Vào mùa mưa lũ nước dâng cao gây ngập lụt nặng cho các hộ trong xóm. Đều là nhà sàn nên ngay đến nhà tôi cũng không tránh khỏi, những lúc cao điểm, con suối chảy qua xóm ngập cao hơn 2m, nước dâng ngập quá sàn bếp của nhà khoảng 2 tiếng đồng hồ mới rút một chút, mưa lũ cũng ảnh hương lớn đến việc học hành của con trẻ. Những lúc có người đau ốm, chúng tôi phải huy động anh em trong gia đình, làng xóm giúp đỡ dùng cáng khiêng bộ 9km ra trạm y tế để cứu chữa vì không đi được xe máy”, trưởng xóm Hoạt giãi bày. Chuyện khiêng cáng người bệnh chạy bộ đến trạm y tế đã trở nên quá quen thuộc đối với người dân nơi đây. Đến thăm gia đình ông Hà Văn Thế (sinh năm 1969), một hộ đã từng xảy ra trường hợp như vậy, ông Thế kể: “Năm 2012, bố tôi bệnh kéo dài, phải ra trung tâm xã và huyện chữa trị 4 lần. Lúc đường lầy lội, không di chuyển được bằng xe máy, tôi phải nhờ sự giúp đỡ của họ hàng dùng cán khiêng chạy bộ mới đến nơi được nhanh nhất. Năm đó còn chưa có điện, cuộc sống của dân Táu Nà chúng tôi nhiều khó khăn hơn bây giờ gấp mấy lần. Đến năm 2014, khi được đầu tư đường điện, nhà cửa mới được thắp sáng ánh đèn từ lưới điện quốc gia, sinh hoạt được thuận lợi hơn, con em có điện sáng mà học hành”. Thông tin liên lạc ở Táu Nà cũng là một vấn đề vì ở đây chưa có sóng điện thoại.
Đường vào xóm Táu Nà chưa được cứng hoá, trước đây chỉ là một con đường mòn nhỏ hẹp, năm 2006, được sự hỗ trợ của nhà nước, nhân dân trong xóm đã tập trung san đất mở rộng đường. Đồng chí Hà Văn Thoan, Bí thư chi bộ Táu Nà chia sẻ: “Cán bộ của xóm tôi mỗi lần đi họp ngoài xã, bất kể mưa nắng đều quyết tâm tìm mọi cách để di chuyển bằng được chứ không vắng mặt. Ngày mưa thì mặc quần áo lao động, khoác áo mưa lặn lội đến uỷ ban xã rồi mới thay quần áo khác để họp. Lúc đường ngập, chúng tôi đi bộ bằng đường rừng mất khoảng 2 tiếng đồng hồ từ 5h sáng cho kịp giờ làm việc, nhiều khi không kịp ăn sáng. Khó khăn là thế nên mong muốn lớn nhất của cán bộ và bà con xóm Táu Nà chúng là một con đường cứng hoá giải quyết vấn đề đi lại, bên cạnh đó là vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát tiển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng là điều mà người dân đang mong mỏi từng ngày”.
(HBĐT) - Đồi Thung là tên gọi chung cho 2 xóm Thung 1 và Thung 2, xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Xóm nằm chon von trên núi, cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của gần 200 hộ dân tộc Mường. Giao thông cách trở, trình độ dân trí còn hạn chế nên bao đời nay người dân Đồi Thung vẫn sống trong cảnh nghèo khó. Đây là trong 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh.
(HBĐT) - Nhịp sống càng hối hả, gánh nặng về cơm, áo, gạo, tiền ngày càng gia tăng khiến con người ngày càng trở nên bon chen, ích kỷ hơn. Thế nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng thơm thảo và câu chuyện về quán cơm 2.000 đồng/suất ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) là một minh chứng.
(HBĐT) - Con đường bê tông được xây dựng và hiện đã hoàn thành 3/4 quãng đường đưa chúng tôi chạy thẳng đến xóm Sổ, xã Trung Thành, huyện Đà Bắc (1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh ta). Cây cầu treo dân sinh mới toanh bắc qua suối Sổ trong sự vui mừng khôn xiết của người dân. Xa xa trên triền đồi, những đồi keo lai vươn sắc xanh mướt. Đó là bức tranh đầy sức sống thể hiện cho những sự chuyển mình của bà con người Tày ở nơi xa xôi này .
(HBĐT) - Vụ tai nạn nổ đầu đạn pháo 105mm xảy ra vào trưa ngày 07/12/2015 vừa qua như thêm một lời cảnh báo về những nguy cơ chết người từ vật liệu nổ (VLN) tồn sót sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Tập tục di canh, di cư từ lâu đã tồn tại trong cách sống của đồng bào dân tộc Dao, thế nên mới có chuyện 10 năm họ chuyển đến dăm vài chỗ. Người Dao ở xóm Đồng Bưởi, xã Trường Sơn (Lương Sơn) sau nhiều lận đận, gập gềnh, cuối cùng họ đã tìm được “bến đỗ” để an cư, lạc nghiệp. Thành quả đó là nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là hiệu quả thiết thực mà chương trình 135 đem lại.
(HBĐT) - Được công nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cam Cao Phong, cam Cao Phong tiếp tục khẳng định là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả. Sau mỗi vụ cam, những người ra nhập đội quân tỷ phủ ở Cao Phong ngày một nhiều hơn trở thành niềm mơ ước của không chỉ nông dân tỉnh nhà, mà còn của toàn quốc