Vua cam Trần Văn Tuyên sở hữu 17 ha, đang áp dụng toàn bộ theo tiêu chuẩn Viet Gap, giữ thương hiệu Cam Cao Phong.

Vua cam Trần Văn Tuyên sở hữu 17 ha, đang áp dụng toàn bộ theo tiêu chuẩn Viet Gap, giữ thương hiệu Cam Cao Phong.

(HBĐT) - Được công nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cam Cao Phong, cam Cao Phong tiếp tục khẳng định là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả. Sau mỗi vụ cam, những người ra nhập đội quân tỷ phủ ở Cao Phong ngày một nhiều hơn trở thành niềm mơ ước của không chỉ nông dân tỉnh nhà, mà còn của toàn quốc

 

Tôi bất ngờ khi gặp lại anh Trần Văn Tuyên là trong những người trồng cam có tiếng ở thị trấn Cao Phong vì từ nhiều năm trước đã có nguồn thu hàng tỷ đồng. Hôm trước tại lễ hội cam, trông anh cứ ngỡ doanh nhân. Anh lái ô tô đời mới, quần áo lịch lãm, phong cánh thư thái. Hôm nay tại vườn cam đội 4 anh lại là nông dân đích thực- người ta bảo là “ông  chủ chân đất”. Mũ mão quần áo bảo hộ, đi ủng, phóng xe máy cà tàng chỉ đạo sản xuất, điện thoại tíu tít nhận đơn đặt hàng. Anh Tuyên bảo: Khu vườn V 2 cỡ 3,5 ha này để áp tết mới bán. Bước sang năm thứ 6, năng suất và sản lượng cam bắt đầu bước vào đỉnh cao. Lá cam xanh mướt. Cam sai đến nỗi phải dùng giàn mà chống, quả mọng vàng ươm kết thành khối sà xuống như sắp gẫy cành. Anh Tuyên ngại không muốn nói về thu nhập vì có thể là khiêm tốn và có thể câu chuyện tiền tỷ đối với "dân cam" không còn xa lạ. Anh đang sở hữu 17 ha cam, trong đó có gần 10 ha thời kỳ kinh doanh bước vào giai đoạn hoàng kim của cam ( năm thứ 6-7). Khiêm tốn cũng cho cỡ 8 tỷ đồng, con số ước ao đối với nhiều doanh nhân chứ đứng nói đến nông dân. Cơ ngơi “nổi” có thể nhìn thấy của anh Tuyên chẳng khác gì những đại gia có máu mặt, hầu như mọi thứ đồ đạc từ cái nhỏ nhất cũng là thứ xa xỉ, nhà lầu mặt phố cao ngất, khoáng đạt thấy cả trời xanh, nhìn trọn cả vùng cam mênh mang, trong nhà có cả bể bơi. Ngang ngửa với quy mô và thu nhập với anh Tuyên, vụ cam này, nhiều hộ gia đình khác như ông Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thế Bình, Đặng Thị Thu…có tới hàng chục ha cam, xấp xỉ 10 ha kinh doanh, thu hàng trăm tấn cam, chuyện 7-10 tỷ trong tầm tay.

     

               Cam sạch Cao Phong được người tiêu dùng lựa chọn.

 

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Nguyễn Thế Anh cho biết: Chẳng tính đến những đại gia cam có số từ cỡ 10 tỷ. Ở điều kiện bình thường chỉ cần có 1 ha đất trồng cam cũng thu cỡ 30 tấn/ha, xấp gần tỷ đồng. Những gia đình tầm tầm như Nguyễn  Đức Mạnh, Chủ tịch Mặt trận thị trấn Cao Phong có 3/7 ha cam kinh doanh; 2 con bác Phạm Đức Khánh, Chủ nhiệm câu lạc bộ những người trồng cam Cao Phong, mỗi người trồng cỡ 4 ha, trong đó 2 ha đã kinh doanh, hằng năm cũng thu từ 1,5-2 tỷ…Phó Chủ tich thị trấn Nguyễn Thế Anh tâm tự: Mấy năm nay, ai có 5000-7000 m2  trồng cam cũng để ra vài trăm triệu/năm. Chỉ thống kê năm ngoái, cả thị trấn có 54 hộ thu trên tỷ đồng. Cả thị trấn có tới hơn 150 ô tô các loại, trong đó có nhiều thượng hiệu thời thượng. Năm nay, Cam được giá, được mùa, năng suất và sản lượng tiếp tục được nâng cao. Câu chuyện người trồng cam mua biệt thự, xây bể bơi, ô tô hạng sang, tiện nghi đắt tiền,yêu thích công nghệ, sử dụng iphone thế hệ mới, để hàng tỷ đồng làm quà hồi môn cho con cháu giờ không mới.

Huyện Cao Phong có gần 1700 ha cây ăn quả có múi, trong đó có 1120 ha cam, diện tích cam quýt, vào thời kỳ kinh doanh khoảng 750 ha, sản lượng 20.000 tấn, giá trung bình 30.000 đồng/kg, dân trồng cam Cao Phong cũng có doanh thu cỡ 600 tỷ. Thế nên, Bí thư huyện ủy Cao Phong Võ Ngọc Kiên nói vui mà thực tế. Bây giờ nhắc đến tỷ phú cam là chuyện rất xưa. Tới đây Cao Phong sẽ có những triệu đô từ trồng cam ấy chứ. Nhìn thu nhập của người trồng cam ở thị trấn “ vàng” Cao Phong, ai chẳng mơ. Thế nhưng ngoài những ưu ái trời cho của khí hậu, thổ nhưỡng, người trồng cam cũng một nắng hai sương, tất bật quanh năm. Lo phân tro, kỹ thuật, lo thời tiết, nước nôi. Mỗi khi thời tiết đổi trời, nắng hạn, hay giông, mỗi lứa cam ra hoa kết trái, một chút lá cam bị nám, không xanh, chủ cam chẳng thể yên lòng. Và cũng không phải ai cũng có thể “gặt hái” được những mùa cam vàng, quả ngọt, bởi trồng cam phải làm chủ khoa học kỹ thuật, tổ chức tốt sản xuất, tính ra mức đầu tư cho mỗi ha cam cũng lên tới 150-200 triệu đồng. Nói về những lo toan vất vả của dân trồng cam Cao Phong người ta vẫn ví phải ăn cơm đứng và có thực lực. Chủ nhiệm CLB những người trồng cam Phạm

Đức Khánh cho biết: Dân trồng cam đã ngày càng nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cam, thực hiện quản lý sản xuất cam theo tiêu chuẩn Viet Gap và các tiêu chuẩn sản xuất an toàn khác, tăng cường đầu tư thâm canh, úng dụng công nghệ mới, chọn các giống mới, bố trí cơ cấu giống hợp lý có tính rải vụ  áp dụng vào quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cam, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ, trong bối cánh hội nhập.

 

                                                                 Lê Chung 

Các tin khác

Bùi Văn Binh (bên phải) người cuối cùng chạy ra khỏi đường hầm bị sập trong vụ sập hầm khai thác than ở Lỗ Sơn.
Cô giáo Xa Thị Thu đang giảng dạy học sinh lớp ghép 4, 5 tại nhà tạm.
Có điện, người dân Nước Ruộng mua sắm được ti vi, tủ lạnh, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng lên.
Hàng nghìn người đã tham gia hoạt động giao thương tại lễ hội cam Cao Phong.

Niềm vui trở lại Cối Cáo

(HBĐT) - Băng qua con đường gồ ghề, cuộn đầy bụi mù đến với Cối Cáo, xã Tự Do (Lạc Sơn), mảnh đất này trước kia từng có một thời bị cô lập, xa lánh bởi căn bệnh quái ác mà người dân gọi là “hủi lùn”, thực chất là bệnh phong. Tuy nhiên, những ám ảnh về căn bệnh này giờ đây đã chìm vào quá khứ khi y học phát triển, sản xuất được thuốc đặc trị và đem lại một luồng sáng mới cho cuộc sống đầy khó khăn của người dân nơi đây.

Xóm Khoang mong có ánh điện

(HBĐT) - Đã nhiều năm nay, người dân ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) phải sang xã Phú Lương “cõng” điện về làng. Thế nhưng, do đường dây xa, lại có quá nhiều hộ chung nhau nên ánh điện chỉ lập lè như đom đóm. Đặc biệt, ở xóm nghèo này vẫn còn những hộ bao đời nay chỉ leo lét bên ánh đèn dầu...

Hơn 100 giờ nỗ lực cứu hộ - cứu nạn

(HBĐT) - Đúng 16h ngày 23/11, công tác cứu hộ - cứu nạn (CHCN) các nạn nhân còn mắc kẹt trong vụ sập hầm khai thác than ở Lỗ Sơn (Tân Lạc) kết thúc sau khi thi thể nạn nhân cuối cùng còn mắc kẹt được đưa ra khỏi miệng lò.

Tập trung cho công tác cứu hộ - cứu nạn là nhiệm vụ trên hết

(HBĐT) - Gần 300 người gồm lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn (CHCN) - Công an tỉnh; Bộ CHQS tỉnh; lực lượng Dân quân các xã Tử Nê, Lỗ Sơn, Gia Mô, Do Nhân; lực lượng cứu hộ hầm lò chuyên nghiệp của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang nỗ lực hết mình cho nhiệm vụ CHCN các nạn nhân còn mắc kẹt trong vụ sập hầm khu vực thăm dò mỏ khai thác than của Công ty TNHH Tân Sơn tại xóm Chiềng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) xảy ra từ ngày 18/11/2015.

Lặng thầm gieo chữ nơi “ốc đảo”

(HBĐT) - Do sự chia cắt của lòng hồ Sông Đà, xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) được người dân nơi đây ví von như một “ốc đảo”. Địa lý cách trở, đời sống của bà con gặp vô vàn khó khăn, đây là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất của tỉnh. Ở bản nghèo này, bao năm qua vẫn có những cô giáo giàu nhiệt huyết, yêu trò như con, lặng thầm gieo chữ, bất kể ngày nắng hay mưa...

Kim Bôi - Báo động tình trạng khai thác than “thổ phỉ”

(HBĐT) - Theo ông Vũ Văn Công, Phó trưởng phòng TN-MT huyện Kim Bôi: “Kể từ tháng 3/2015 đến nay, trên địa bàn huyện chỉ còn 4 doanh nghiệp khai thác khoáng sản hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bao gồm: 3 doanh nghiệp khai thác, sản xuất đá và 1 doanh nghiệp khai thác cao lanh làm vật liệu xây dựng thông thường. Còn lại, nếu trên địa bàn có bất cứ điểm khai thác khoáng sản nào đều là những hoạt động trái phép”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục