Quy hoạch vùng mía có chất lượng là lời giải cho bài toán tiêu thụ mía tím. ảnh: Nông dân xã Phú Vinh (Tân Lạc) thu hoạch mía tím.
(HBĐT) - Đó là câu hỏi đang đặt ra cấp thiết khi tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím đứng trước những nỗi lo phẩm cấp, thị trường tiêu thụ không còn ổn định như trước.
Tập trung quy hoạch vùng mía có chất lượng
Đã có những dự báo, cảnh báo không riêng đối với cây mía mà nhiều cây trồng khác nếu phát triển không theo quy hoạch sẽ đẩy hộ sản xuất đến những rủi ro khó lường. Rớt giá, tồn đọng sản phẩm đang là thực trạng báo động ở vùng mía tím 7 huyện: Tân Lạc, Kim Bôi, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy và Đà Bắc. Với tổng diện tích trên 5.600 ha mía tím của cả tỉnh niên vụ 2015, lượng mía dư thừa theo tính toán khoảng gần một nửa. Trong khi đó, trên thị trường còn có nhiều loại hoa quả khác phục vụ lựa chọn của người tiêu dùng.
Thêm nữa, với chất lượng mía không đồng đều giữa các vùng, nhất là nhiều diện tích mía đang xấu đi do thoái hóa giống là nguyên nhân cây mía không còn thị trường ổn định.
Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc trăn trở: Bà con nông dân tự nhân mía giống, nhiều năm nay cứ trồng đi, trồng lại nên chất lượng giống không còn đảm bảo. Chính vì thế mà mía bị nhiều sâu bệnh, mẫu mã không còn được tím mượt như trước đây. Cùng với đó, diện tích mía phát triển quá nhanh. Niên vụ 2014, giá bán thấp nhưng vấn đề tồn đọng mía chưa đáng ngại. Sang đến niên vụ này, phần vì mía kém đi về phẩm cấp, phần vì sản lượng dư thừa nên tồn nhiều. Những ngày qua, cấp ủy, chính quyền các địa phương rất sốt ruột trước khó khăn về sản xuất và tiêu thụ mía. Tuy chưa tìm ra giải pháp cụ thể nhưng những thông điệp khuyến cáo cũng được chuyển đến người dân như cân nhắc giá bán hợp lý để giải quyết lượng mía tồn đọng năm 2015, họp bàn về xây dựng vùng mía tím có chất lượng
Theo đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện Kim Bôi, do diện tích mía tím trên địa bàn phát triển sau lại đầu tư, chăm sóc tốt, ít bị ảnh hưởng của thời tiết nên vụ mía 2015, nhiều diện tích vẫn giữ được chất lượng nhưng tiêu thụ chưa đáng kể. Dịp Tết, nông dân trông chờ vào sản xuất nông nghiệp, cần kinh phí sử dụng vào dịp cuối năm nhưng với tình trạng giá thấp, ít thương lái đến, chưa có doanh nghiệp nào đặt vấn đề hợp đồng tiêu thụ, bà con trông đứng, trông ngồi. Cấp ủy, chính quyền địa phương đang tập trung tuyên truyền tới hộ trồng mía kiên trì chăm sóc vườn, bóc lá để vườn mía duy trì chất lượng, đồng thời tạo mọi điều kiện để thương lái vào mua cho bà con. Hướng giải quyết cụ thể hơn, các địa phương đang mong chờ từ phía tỉnh.
Để thúc đẩy đầu ra bền vững cho mía tím
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mía tím của tỉnh đang đứng trước không ít quan ngại. Để tìm đầu ra bền vững cho cây mía tím, không cách gì khác phải bắt đầu từ quy hoạch vùng mía có chất lượng, nhanh chóng phục tráng giống mía tím nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tiếp tục nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho bà con.
Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục Trưởng chi cục BVTV tỉnh cho rằng: một số vùng mía của tỉnh đang giảm phẩm cấp do giống không đạt chuẩn và khí hậu khắc nghiệt, việc trồng tràn lan khiến cung vượt quá cầu nên tồn đọng là tất yếu. Trong các năm 2012 - 2013, trước nguy cơ mía thoái hóa về giống, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã triển khai nghiên cứu đề tài bảo tồn, phục tráng và phát triển giống mía tím Hòa Bình. Các năm 2014 2015, Sở Khoa học và Công nghệ đã ứng dụng thành công đề tài nhân nhanh giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô tại các huyện Cao Phong, Tân LạcTuy nhiên, phương pháp này mới ở diện mô hình, chưa được biết đến nhiều và nhân diện rộng. Chủ trương của tỉnh là đẩy nhanh cung cấp giống nuôi cấy mô cho sản xuất. ở vài năm đầu, các ngành, địa phương cần tích cực tuyên truyền để nông dân tiếp cận với phương pháp mới này. Bên cạnh đó, chuyển một phần diện tích mía sang trồng vụ thu để cung cấp giống cho vụ trồng chính là vụ xuân.
Cũng theo nhận định của đồng chí Phó chi cục BVTV, nếu giữ được diện tích mía tím của tỉnh ở mức trên, dưới 3.000 ha thì thị trường tiêu thụ không lo. Vùng mía tím có chất lượng hàng đầu là huyện Tân Lạc, Cao Phong và một số xã của huyện Lạc Sơn, Kim Bôi. Ngoài ăn tươi, mía tím không thể quay được đường hay ép nước. Trước những trăn trở về vấn đề chế biến, tiêu thụ, UBND tỉnh đã đặt hàng trường Đại học Bách khoa chuyển giao công nghệ mía đóng hộp nhưng hiện chưa có đơn vị, nhà đầu tư nào tiên phong kinh doanh theo hướng này.
Để có được đầu ra mía tím bền vững, thiết nghĩ các địa phương, nơi nào cây mía tím không phải là thế mạnh thì không nên khuyến cáo dân trồng. Phẩm cấp mía tím đạt chất lượng phải là thâm mềm, lóng dài, màu tím đen, bóng vỏ. Hiện nay, Nhà máy mía đường Hòa Bình đã di chuyển về huyện Lạc Sơn, tỉnh ta đã quy hoạch vùng trồng mía đường theo hướng sản xuất cánh đồng lớn. Tình hình tiêu thụ mía đường, mía trắng ép nước hàng năm ổn định. Tỉnh cũng đã quy hoạch vùng trồng mía tím, tiến tới cần đẩy nhanh tiến độ hơn. Hiện, tỉnh ta đã có Hiệp hội mía tím Hòa Bình, trong lúc này, Hiệp hội cần tăng cường vai trò tìm kiếm thị trường, là cầu nối giữa các tổ chức, cá nhân thu múa mía và người trồng mía, vận động người dân đảy nhanh tiến độ tiêu thụ khi có điều kiện thuận lợi.
Bùi Minh
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã Cun Pheo (Mai Châu) hơn 9km đường đất lầy lội, dốc đá, người dân xóm Táu Nà (một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh) đang trăn trở từng ngày với con đường dân sinh. Bao chuyện dở khó dở cười cũng từ đây…
(HBĐT) - Xóm Hà có 80 hộ, 98% là bà con người Mường, là xóm nghèo nhất xã Đồng Chum (Đà Bắc) và là 1/36 xóm khó khăn nhất tỉnh. Giao thông cách trở nên bao năm qua bản Mường này vẫn hoay hoay thoát nghèo. Cùng với đó là niềm mong ước cháy bỏng về một ngôi trường khang trang để cô và trò khỏi phải nơm nớp nỗi lo “trôi” chữ trong những ngày mưa gió.
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã An Bình (Lạc Thuỷ) hơn 4 km, Rộc Dong gồm 64 hộ, 223 nhân khẩu, là một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn nhất tỉnh. Con đường đất vào xóm ghồ ghề, nhỏ hẹp, được nối với cây cầu dân sinh bắc qua suối xây dựng từ năm 2007 hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, vào mùa mưa lũ nước ngập quá mặt cầu gần 2m. Do đó, giao thông chính là cản trở lớn nhất cho cuộc sống của bà con nơi đây.
(HBĐT) - Xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) là nơi sinh sống của 71 hộ dân người Mường. Địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn nên đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Một ngày ở bản Mường này, chúng tôi đã cảm nhận được những sự thay đổi trong đời sống, cũng như những trở ngại và niềm mong mỏi của bà con nơi đây.
(HBĐT) - Vừa qua, phóng viên Báo Hoà Bình đã nhận được phản ánh của một số người dân xóm Bưng, xã Quy Hậu (Tân Lạc) về việc học sinh trong xóm không có danh sách được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ cho con em vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong khi đó, học sinh ở địa bàn thuận lợi hơn vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách này. Chúng tôi đã về Tân Lạc để tìm hiểu, làm rõ vấn đề này.
(HBĐT) - Đồi Thung là tên gọi chung cho 2 xóm Thung 1 và Thung 2, xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Xóm nằm chon von trên núi, cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của gần 200 hộ dân tộc Mường. Giao thông cách trở, trình độ dân trí còn hạn chế nên bao đời nay người dân Đồi Thung vẫn sống trong cảnh nghèo khó. Đây là trong 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh.