Thành công trong xây dựng NTM ở Yên Mông ghi nhận sự vào cuộc tích cực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Ảnh: Đoàn xã yên Mông (TP Hòa Bình) phối hợp với các đoàn tình nguyện đổ sân chơi cho thiếu nhi xóm Mời Mít.

Thành công trong xây dựng NTM ở Yên Mông ghi nhận sự vào cuộc tích cực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Ảnh: Đoàn xã yên Mông (TP Hòa Bình) phối hợp với các đoàn tình nguyện đổ sân chơi cho thiếu nhi xóm Mời Mít.

(HBĐT) - Nếu chưa một lần đặt chân đến những xã NTM, nơi mà cả cấp ủy, chính quyền và nhân dân đang nỗ lực hết mình để cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh sẽ không cảm nhận hết được không khí nhộn nhịp, niềm vui trước những đổi mới của nhân dân mỗi vùng quê này. ở nơi giấc mơ NTM đã được hiện thực hóa: xã Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi (TP Hòa Bình), làng quê đã khoác lên mình chiếc áo mới. Nhân dân ngày càng sung túc, hạnh phúc để mỗi ngày với họ đều là mùa xuân.

 

Khoác áo mới cho vùng đất ven đô

 

Cán đích đúng lộ trình vào năm 2015 với nhiều tiêu chí đạt cao, vượt chuẩn NTM, xã Sủ Ngòi cùng 2 xã điểm Dân Chủ, Yên Mông như có thêm nguồn sinh khí mới. Những con đường rộng thênh thang được thảm bê tông; nhà văn hóa thôn, trường học, trạm y tế được đầu tư nâng cấp, xây mới; môi trường, nhà ở dân cư được chỉnh trang ngăn nắp, sạch đẹp... Đó là diện mạo tươi đẹp chung dễ nhận thấy của các xã NTM ven đô. Tuy nhiên, ở mỗi xã, quá trình xây dựng NTM lại có những mặt mạnh riêng đáng được ghi nhận.

 

Chuyển đổi nhanh, mạnh cơ cấu sản xuất là thành tựu đáng chú ý của Yên Mông trong quá trình xây dựng NTM. “Bằng cách làm: xây dựng các mô hình thí điểm sau đó nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, trong 5 năm, Yên Mông đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa vào gieo trồng các loại giống mới, năng suất cao; phát triển vùng rau an toàn... Từ chủ trương cải tạo vườn tạp, xã đã vận động nhân dân trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. Đến nay, riêng diện tích trồng bưởi của xã đã có trên 50 ha, đang từng bước cho thấy hiệu quả vượt trội...”, Đồng chí Hà Văn Thiểm, Chủ tịch UBND xã Yên Mông chia sẻ. Linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển TTCN; dồn sức cho đào tạo nghề, giải quyết việc làm với tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm gần 40%... giúp nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Thu nhập bình quân đầu người tại Yên Mông năm 2015 đã tăng lên 28,6 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,3%...

 

Được chọn làm xã điểm xây dựng NTM, song song với nhiệm vụ phải biến chương trình thành bước đệm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng dân sinh, xã chú trọng đến 2 tiêu chí: số 6 (cơ sở vật chất văn hóa) và số 16 (thôn, xóm đạt văn hóa). “Cùng lúc thực hiện 2 tiêu chí vừa mang yếu tố vật chất (cần huy động nguồn lực), vừa mang yếu tố tinh thần là rất khó, song xã xác định hoàn thành tiêu chí này sẽ tạo nền tảng tinh thần tốt, từ đó là động lực phát triển KT-XH trên địa bàn” - Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch UBND xã Dân Chủ khẳng định. Sau 5 năm kiên trì với mục tiêu đó, Dân Chủ đã cán đích NTM với nhiều chỉ tiêu đạt cao, vượt chuẩn NTM. 100% xóm có nhà văn hóa, sân thể thao; phong trào văn hóa - văn nghệ, TD-TT cơ sở phát triển mạnh mẽ. Mỗi xóm đều thành lập đội văn nghệ. Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TD-TT ở cơ sở đã giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá. Hàng năm, 5/6 xóm được công nhận văn hóa; tỷ lệ hộ gia đình đạt văn hóa luôn đạt trên 83% trở lên.

 

Xuất phát điểm khá cao là thuận lợi giúp Sủ Ngòi dù không là xã điểm vẫn về đích NTM vào top đầu trong toàn tỉnh. Đến Sủ Ngòi hôm nay, cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh là ấn tượng không thể phủ nhận. Với phương châm hạ “tầng GTNT đi trước một bước để xây dựng NTM”, sau 5 năm, 100% đường trục xã, liên xã, trục xóm, liên xóm được cứng hóa, sạch đẹp, không còn lầy lội; 90% đường trục chính nội đồng được cứng hóa; 85% kênh, mương được kiên cố hóa... từ đó tạo thuận lợi cho Sủ Ngòi thực hiện các tiêu chí còn lại. Hệ thống trường lớp từ mầm non, tiểu học, THCS, trạm y tế được đầu tư đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất văn hóa đáp ứng tiêu chí trong xây dựng NTM. Mạnh dạn hỗ trợ, định hướng nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ một xã nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao tới 90%, đến nay, tỷ trọng nông, lâm nghiệp của Sủ Ngòi chỉ còn khoảng 9%, còn lại là CN-TTCN và thương mại, dịch vụ. Trên địa bàn xã hiện có khoảng 60 cơ sở sản xuất TTCN và 250 cơ sở dịch vụ tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động; 100% hộ dùng điện, 98% hộ dùng nước sạch...

 

Xuân đến sớm trên làng quê NTM

 

Đến vùng ven đô hôm nay, bên cạnh những con đường mới là nhiều ngôi nhà cao tầng, những bức tường rào vững chắc, điểm tô diện mạo NTM nơi đây thêm khang trang, đẹp đẽ hơn. Nhịp sống mới rộn rã, tưng bừng trên khắp các thôn, xóm. Mùa xuân như đến sớm hơn trong lòng mỗi người dân trên mảnh đất ven đô, niềm vui được nhân lên khi quê hương họ vừa được công nhận xã NTM. Chứng kiến quá trình đổi thay của làng quê, bà Đinh Thị Thủy ở xóm Bún, xã Yên Mông chia sẻ: “Trước đây, nhiều đoạn đường ở Yên Mông thấp, trũng, chỉ vài trận mưa là phải dùng thuyền đi lại thì giờ đây, đường giao thông liên xã, liên xóm đều được tôn cao, cứng hóa. Xã có trường chuẩn quốc gia, trạm y tế, nhà văn hóa... được đầu tư xây dựng. Mấy năm nay, cuộc sống người dân đầy đủ hơn về mọi mặt, người nghèo được giúp đỡ, dạy nghề có việc làm ổn định; ANTT ổn định”.

 

Tiếp xúc với người dân 3 xã vùng ven đô, ngoài niềm vui mừng, phấn khởi về đời sống, chúng tôi còn cảm nhận rõ sự thay đổi trong tư duy của họ, đặc biệt là tư duy sản xuất. Ai cũng chia sẻ về những ruộng lúa, ruộng rau được ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất được cơ giới hóa, khác xa thời “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Bác Nguyễn Văn Lương, xã Dân Chủ cho biết: “Sau nhiều khóa tập huấn, chuyển giao KH-KT do địa phương tổ chức, gia đình đã phát triển kinh tế theo hướng sản xuất rau an toàn. Không sử dụng thuốc BVTV, chỉ dùng bẫy sinh học và các biện pháp thủ công, rau của gia đình luôn đảm bảo hợp vệ sinh, được người tiêu dùng đón nhận. Đến nay, gia đình đã mở rộng diện tích trồng rau lên 1.000 m2 , mùa nào, rau nấy, trồng 4 vụ mỗi năm song vẫn không đủ cung ứng ra thị trường. Trên 1 đơn vị diện tích, lợi nhuận thu về gấp 4-5 lần đất lúa. Nhờ vậy, trồng rau an toàn không chỉ giúp gia đình tôi thoát nghèo, hầu hết người dân ở xã từ trồng rau đã có đời sống khấm khá hơn. Ai cũng phấn khởi, đồng tình với xây dựng NTM”.

 

ý Đảng, lòng dân hòa quyện trong niềm vui cán đích xây dựng NTM ở vùng đất ven đô. Không chỉ giúp xã về đích, sự đồng lòng ấy còn là nền tảng quan trọng để 3 xã duy trì và tiếp tục nâng cao các tiêu chí. Đồng chí Quách Tùng Dương, Bí thư Thành ủy Hòa Bình khẳng định: Đạt được kết quả như ngày hôm nay là niềm tự hào của mỗi xã nói riêng và TP Hòa Bình nói chung. Hơn bao giờ hết, Đảng bộ, chính quyền các xã cần tiếp tục “giữ lửa” để người dân đồng lòng tiếp tục xây dựng NTM. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng... Mùa xuân đến sớm với 3 xã ven đô, mang theo niềm tin và hy vọng TP Hòa Bình sẽ ngày càng văn minh, hiện đại ngay cả dưới góc nhìn từ vùng ven đô. 

                                                               Hải Yến

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đoạn đường đến xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu) lầy lội, gồ ghề đất đá gây cản cản trở phát triển KT-XH cho người dân.
Giáo dục cũng là nỗi trăn trở của người dân xóm Hà (Ảnh chụp tại lớp 3a3 Chi xóm Hà, trường Tiểu học Đồng Chum A, xã Đồng Chum, Đà Bắc).
Cây cầu dân sinh được xây dựng từ năm 2007 đã xuống cấp, vào mùa lũ nước ngập gần 2m tính từ mặt cầu gây cản trở lưu thông.

Ước mong của người dân xóm Kế

(HBĐT) - Xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) là nơi sinh sống của 71 hộ dân người Mường. Địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn nên đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Một ngày ở bản Mường này, chúng tôi đã cảm nhận được những sự thay đổi trong đời sống, cũng như những trở ngại và niềm mong mỏi của bà con nơi đây.

Xung quanh việc chậm chi trả chế độ, chính sách cho học sinh tiểu học bán trú ở địa bàn đặc biệt khó khăn xã Quy Hậu

(HBĐT) - Vừa qua, phóng viên Báo Hoà Bình đã nhận được phản ánh của một số người dân xóm Bưng, xã Quy Hậu (Tân Lạc) về việc học sinh trong xóm không có danh sách được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ cho con em vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong khi đó, học sinh ở địa bàn thuận lợi hơn vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách này. Chúng tôi đã về Tân Lạc để tìm hiểu, làm rõ vấn đề này.

Đồi Thung mong một con đường...

(HBĐT) - Đồi Thung là tên gọi chung cho 2 xóm Thung 1 và Thung 2, xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Xóm nằm chon von trên núi, cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của gần 200 hộ dân tộc Mường. Giao thông cách trở, trình độ dân trí còn hạn chế nên bao đời nay người dân Đồi Thung vẫn sống trong cảnh nghèo khó. Đây là trong 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh.

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...

(HBĐT) - Nhịp sống càng hối hả, gánh nặng về cơm, áo, gạo, tiền ngày càng gia tăng khiến con người ngày càng trở nên bon chen, ích kỷ hơn. Thế nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng thơm thảo và câu chuyện về quán cơm 2.000 đồng/suất ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) là một minh chứng.

Xóm Sổ từng ngày vượt khó

(HBĐT) - Con đường bê tông được xây dựng và hiện đã hoàn thành 3/4 quãng đường đưa chúng tôi chạy thẳng đến xóm Sổ, xã Trung Thành, huyện Đà Bắc (1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh ta). Cây cầu treo dân sinh mới toanh bắc qua suối Sổ trong sự vui mừng khôn xiết của người dân. Xa xa trên triền đồi, những đồi keo lai vươn sắc xanh mướt. Đó là bức tranh đầy sức sống thể hiện cho những sự chuyển mình của bà con người Tày ở nơi xa xôi này .

Cảnh báo nguy cơ chết người từ vật liệu nổ tồn sót sau chiến tranh

(HBĐT) - Vụ tai nạn nổ đầu đạn pháo 105mm xảy ra vào trưa ngày 07/12/2015 vừa qua như thêm một lời cảnh báo về những nguy cơ chết người từ vật liệu nổ (VLN) tồn sót sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục