Nông dân tập kết mía tím hàng hóa bán cho thương lái với giá 7.000 - 8.000 đồng /bó.
(HBĐT) - Mía tím - cây trồng chủ lực của tỉnh ngày càng mở rộng diện tích, trở thành cây giảm nghèo và làm giàu trong những năm gần đây. Tuy nhiên ở 2 niên vụ 2014 - 2015, cây mía tím gặp không ít khó khăn để duy trì chất lượng ổn định và thị trường đầu ra bền vững.
Bài 1: Nỗi lo sản xuất và tiêu thụ
Ngoài “thủ phủ” của mía tím Hòa Bình là các huyện Tân Lạc, Cao Phong, khoảng 10 năm trở lại đây, mía tím được trồng nhiều ở các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy. Sở dĩ diện tích mía tím phát triển vì giá trị kinh tế mang lại cho nông dân cao hơn lúa và một số cây trồng khác, việc trồng, chăm sóc lại không đòi hỏi cao về kỹ thuật, phù hợp với trình độ canh tác của bà con.
Nguy cơ thoái hóa chất lượng giống
Lâu nay, mía tím Hòa Bình được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, không chỉ ngọt, mềm, dài lóng mà mẫu mã lại đẹp với sắc vỏ tím mượt bắt mắt. Tuy nhiên, cùng với thời gian canh tác nhiều năm, chất lượng mía ở một số vùng có phần giảm sút. Xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) là một trong những vùng trồng đang đối mặt với tình trạng như vậy. Nhiều vườn mía đã có hiện tượng bị bệnh, thân còi cọc, phát triển chậm. Đáng lo ngại hơn cả là hiện tượng cây bị lùn đốt, nứt lóng, loang đốm (mèo cào). Thực trạng này cũng diễn ra nhiều ở các vùng mía khác như Kim Bôi, Lạc Sơn. Ngoài nguyên nhân về giống, ở một số diện tích mía tím vẫn chưa được bà con nông dân chăm sóc đảm bảo kỹ thuật, có chỗ, có nơi trồng xong, bỏ đấy, đất canh tác đã lâu chưa cải tạo dẫn đến không đạt chất lượng thương phẩm, thân mía bị lùn đốt hoặc có đốt bị sâu đục thân. Thời tiết diễn biến bất lợi của niên vụ trồng 2014 2015 cũng phần nào ảnh hưởng đến cây mía phát triển không đồng đều, chất lượng, mẫu mã kém.
Bên cạnh quan ngại về giống mía thoái hóa thì vấn đề phát triển theo quy hoạch cũng rất đáng băn khoăn. Theo quy hoạch diện tích mía tím hàng năm của tỉnh vào khoảng 3.500 ha nhưng ở các niên vụ 2014 - 2015, bà con nông dân toàn tỉnh đã trồng 5.500ha 6.000ha/năm. Đơn cử như huyện Kim Bôi, so với cùng chu kỳ trồng năm 2013, diện tích mía tím niên vụ 2015 đã tăng khoảng 20%. Tại huyện Tân Lạc, mía được xem là một trong những cây trồng chủ lực với diện tích tăng theo cấp số nhân. Đến năm 2015, tổng diện tích mía lên tới 1.856,6 ha, trong đó 1.466, 6 ha mía tím. Có một thực tế là việc sản xuất chưa theo định hướng quy hoạch của tỉnh, chủ yếu phát triển theo phong trào, bà con nông dân vẫn có tư tưởng thích gì, trồng nấy, không theo khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Thách thức thị trường đầu ra
Hiện nay, không riêng tỉnh ta mà hầu hết các tỉnh bạn đều đã xây dựng vùng trồng mía tím hàng hóa như Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An Điều này đặt ra vấn đề về thị trường tiêu thụ cạnh tranh, bởi nếu với chất lượng không đồng đều và vượt quá tầm kiểm soát, mía tím Hòa Bình sẽ ngày càng khó khăn về đầu ra sản phẩm.
Nông dân xóm Tớn, xã Phú Vinh (Tân Lạc) chặt mía làm giống cho vuï xuaân 2016.
Niên vụ mía 2015 đã ở vào cuối kỳ thu hoạch, lẽ ra bằng giờ này mọi năm, lượng mía tím đã cơ bản tiêu thụ hết, có chăng các hộ để lại một ít diện tích mía đẹp để bán dịp lễ hội hoặc bán mía gậy bày Tết. Thế nhưng, về vùng mía tím Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi hiện giờ, mía tím vẫn còn tồn nhiều. Giá bán tại vườn dao động ở mức 2.500 3.000 đồng /cây đáp ứng yêu cầu chất lượng tốt. Tuy nhiên, giá bình quân chung chỉ vào khoảng 1.000 1.500 đồng /cây, có xã giá mía xuống thấp còn 500 800 đồng /cây. Bà Bùi Thị Nhảu ở xóm Đon, xã Mỹ Hòa chia sẻ: Đầu tư vào cây mía cả trăm triệu đồng /ha nhưng nếu với giá cả như hiện nay, may lắm tôi gỡ được vài ba chục triệu, chịu lỗ 2/3 tổng vốn đầu tư cho mía tím.
Kỳ thu hoạch mía tím cũng là lúc bà con trồng mía thu hồi được vốn đầu tư trả gốc và lãi suất cho ngân hàng. Không ít hộ trồng mía quy mô lớn từ 1 đến vài ha đã thua lỗ hàng trăm triệu đồng ở các niên vụ 2014 - 2015. Để tự giải quyết vấn đề tiêu thụ, nhiều nông dân trồng mía tím đành đem đến các tuyến đường giao thông có đông người qua lại để bán với tâm lý gỡ được đồng nào hay đồng ấy. Bà Bùi Thị Mải ở xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) trải lòng: Thương lái vào vườn trả giá rẻ, lỗ nhiều. Chúng tôi ra đầu đường của xóm bán nhưng cũng trầy trật lắm, chủ yếu bán cho người đi đường, giá 2.000 đồng /cây. Mỗi ngày ngồi từ sáng đến chiều bình quân bán được vài ba chục cây.
Tại các địa phương có diện tích mía lớn hàng đầu của tỉnh như Tân Lạc, Kim Bôi, mức độ tiêu thụ mía tím đang rất thấp. Có vùng như xã Phú Vinh của huyện Tân Lạc hiện mới bán được khoảng 10 ha trong tổng diện tích 290 ha, xã Mỹ Hòa bán gần 20 ha /315 ha. Qua khảo sát đến thời điểm này, toàn tỉnh mới tiêu thụ được 1.800 ha mía tím, bằng 32,2% tổng diện tích. Nhiều vùng mía trọng điểm như huyện Tân Lạc, Kim Bôi còn khoảng 50% diện tích chưa bán được. Việc thu mua mía tím và một số sản phẩm nông sản khác chủ yếu phụ thuộc vào thương lái. Giá thu mua thường do thương lái tự đưa ra, lúc lên cao, khi xuống thấp. Vấn đề tiêu thụ trên thị trường tự do bởi thế bấp bênh.
(Còn nữa)
Bùi Minh
(HBĐT) - Xóm Hà có 80 hộ, 98% là bà con người Mường, là xóm nghèo nhất xã Đồng Chum (Đà Bắc) và là 1/36 xóm khó khăn nhất tỉnh. Giao thông cách trở nên bao năm qua bản Mường này vẫn hoay hoay thoát nghèo. Cùng với đó là niềm mong ước cháy bỏng về một ngôi trường khang trang để cô và trò khỏi phải nơm nớp nỗi lo “trôi” chữ trong những ngày mưa gió.
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã An Bình (Lạc Thuỷ) hơn 4 km, Rộc Dong gồm 64 hộ, 223 nhân khẩu, là một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn nhất tỉnh. Con đường đất vào xóm ghồ ghề, nhỏ hẹp, được nối với cây cầu dân sinh bắc qua suối xây dựng từ năm 2007 hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, vào mùa mưa lũ nước ngập quá mặt cầu gần 2m. Do đó, giao thông chính là cản trở lớn nhất cho cuộc sống của bà con nơi đây.
(HBĐT) - Xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) là nơi sinh sống của 71 hộ dân người Mường. Địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn nên đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Một ngày ở bản Mường này, chúng tôi đã cảm nhận được những sự thay đổi trong đời sống, cũng như những trở ngại và niềm mong mỏi của bà con nơi đây.
(HBĐT) - Vừa qua, phóng viên Báo Hoà Bình đã nhận được phản ánh của một số người dân xóm Bưng, xã Quy Hậu (Tân Lạc) về việc học sinh trong xóm không có danh sách được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ cho con em vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong khi đó, học sinh ở địa bàn thuận lợi hơn vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách này. Chúng tôi đã về Tân Lạc để tìm hiểu, làm rõ vấn đề này.
(HBĐT) - Đồi Thung là tên gọi chung cho 2 xóm Thung 1 và Thung 2, xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Xóm nằm chon von trên núi, cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của gần 200 hộ dân tộc Mường. Giao thông cách trở, trình độ dân trí còn hạn chế nên bao đời nay người dân Đồi Thung vẫn sống trong cảnh nghèo khó. Đây là trong 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh.
(HBĐT) - Nhịp sống càng hối hả, gánh nặng về cơm, áo, gạo, tiền ngày càng gia tăng khiến con người ngày càng trở nên bon chen, ích kỷ hơn. Thế nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng thơm thảo và câu chuyện về quán cơm 2.000 đồng/suất ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) là một minh chứng.