Xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống tạo việc làm cho nhiều phụ nữ.

Xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống tạo việc làm cho nhiều phụ nữ.

(HBĐT) - Một mùa xuân mới lại về với những bản Mường Lạc Sơn. Mùa xuân với những niềm vui mới, sự ấm no thể hiện trên gương mặt của người dân.

 

Đến xóm Vó Giữa, xã Nhân Nghĩa, đơn vị xếp thứ 2 được UBND tỉnh tặng bằng khen trong phong trào xây dựng NTM. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, mọi nhà xuống đồng cấy trà mạ xuân, cái hay là việc cấy trả công giữa các hộ dân, nghĩa là cấy hết ruộng nhà này đến ruộng hộ khác nên chủ động được lịch cấy và hoàn thành trong khung thời vụ.

 

Vó Giữa nằm ở khu trung tâm của xã Nhân Nghĩa, một xóm đứng trong top đầu của xã về phát triển kinh tế. Xóm có tổng diện tích tự nhiên 80,2 ha, trong đó, đất nông nghiệp 21 ha, đất lâm nghiệp 40,2 ha. Xóm có 96 hộ với 419 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Mường. Thu nhập bình quân đầu người của xóm năm 2015 đạt 20,7 triệu đồng, có trên 90% gia đình đạt văn hoá. Xóm nhiều năm liền giữ vững danh hiệu làng văn hoá cấp tỉnh.

 

Trong những năm qua, xóm Vó Giữa phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của xóm, nhiều gia đình đã thoát khỏi đói nghèo và có thu nhập đáng kể. Năm 2011, xóm được UBND huyện chọn là đơn vị thực hiện mô hình điểm xây dựng NTM. Từ đó phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM đã được triển khai sâu rộng và lan tỏa giúp nhân dân nâng cao nhận thức, hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong xây dựng NTM. 5 năm qua đã có hàng chục hộ tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông và các công trình hạ tầng khác, đóng góp hàng trăm triệu đồng và hàng chục nghìn ngày công lao động tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng. Các hộ trong xóm cũng đã tự giác chỉnh trang lại nhà cửa, tu sửa, xây mới các công trình vệ sinh, chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường...

 

Được chứng kiến sự đổi thay qua từng ngày, ông Bùi Văn Chừm, Bí thư chi bộ chia sẻ: “Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, xóm đã thay đổi hơn trước rất nhiều, giờ đây, nhà nào cũng được sử dụng điện và nước sạch. Con em trong độ tuổi đều được đến trường. Cuộc sống của nhiều gia đình đã ổn định và vươn lên khá giả. Năm nay, người dân trong xóm xã đón Tết vui vẻ, đầm ấm hơn bởi xã đã về đích NTM”.

 

Trong tiết trời xuân se lạnh, sự tưng bừng phấn khởi của người dân xã Liên Vũ được thể hiện trên từng khuôn mặt, nụ cười bởi trên mảnh đất này, nhiều công trình phúc lợi được xây dựng. Kinh tế phát triển, người dân có thêm điều kiện tham gia các phong trào xã hội, đặc biệt là CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”. Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối  của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 100% người dân của xóm không mắc tệ nạn xã hội, duy trì các phong trào văn hóa, văn nghệ, phong tục truyền thống trong các dịp lễ, tết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; người già luôn gương mẫu, là chỗ dựa tinh thần, gương sáng để con cháu học tập và noi theo. ông Bùi Văn Quang, người dân xóm Chiềng phấn khởi: “ơn Đảng, Nhà nước, đến nay, trên địa bàn xã nhiều công trình kết cấu hạ tầng được xây dựng, kinh tế của các xóm, phố tiếp tục phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới”.

 

Đồng chí Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Có được sự chuyển biến về KT-XH ở Lạc Sơn như hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền và nhân dân trong toàn huyện. Thành tích đáng phấn khởi nhất là qua 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, Lạc Sơn đã triển khai xây dựng hàng trăm hạng mục công trình giao thông, thủy lợi, trường học, công trình điện, trạm y tế, nhà văn hoá và khu thể thao xóm, xã... với tổng số vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện có 95% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% hộ có điện lưới... Đồng bào được hưởng trọn vẹn một mùa xuân đầm ấm, vui tươi. 

 

                                                                                       Đinh Thắng

 

 

Các tin khác

Quy hoạch vùng mía có chất lượng là lời giải cho bài toán tiêu thụ mía tím. ảnh: Nông dân xã Phú Vinh (Tân Lạc) thu hoạch mía tím.
Nông dân tập kết mía tím hàng hóa bán cho thương lái với giá 7.000 - 8.000 đồng /bó.
Cây chè ở Than Uyên (Lai Châu) từng bước khẳng định  là cây hàng hóa có thế mạnh trong phát triển kinh tế.
Thành công trong xây dựng NTM ở Yên Mông ghi nhận sự vào cuộc tích cực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Ảnh: Đoàn xã yên Mông (TP Hòa Bình) phối hợp với các đoàn tình nguyện đổ sân chơi cho thiếu nhi xóm Mời Mít.

Nhịp sống mới ở khu tái định cư Mai Sơn

(HBĐT) - Cơn bão lịch sử năm 2009 đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con nhân dân 2 xã Tân Mai và Phúc Sạn của huyện Mai Châu. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, hơn 60 hộ dân 2 xã đã về định cư tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) lấy tên mới là làng Mai Sơn. 5 năm sau ngày về nơi ở mới, cuộc sống của người dân đã dần đổi thay, hòa nhập với vùng đất mới.

Khó quá, đường về Táu Nà

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã Cun Pheo (Mai Châu) hơn 9km đường đất lầy lội, dốc đá, người dân xóm Táu Nà (một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh) đang trăn trở từng ngày với con đường dân sinh. Bao chuyện dở khó dở cười cũng từ đây…

Chuyện của xóm Hà...

(HBĐT) - Xóm Hà có 80 hộ, 98% là bà con người Mường, là xóm nghèo nhất xã Đồng Chum (Đà Bắc) và là 1/36 xóm khó khăn nhất tỉnh. Giao thông cách trở nên bao năm qua bản Mường này vẫn hoay hoay thoát nghèo. Cùng với đó là niềm mong ước cháy bỏng về một ngôi trường khang trang để cô và trò khỏi phải nơm nớp nỗi lo “trôi” chữ trong những ngày mưa gió.

Rộc Dong trăn trở mối lo giao thông

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã An Bình (Lạc Thuỷ) hơn 4 km, Rộc Dong gồm 64 hộ, 223 nhân khẩu, là một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn nhất tỉnh. Con đường đất vào xóm ghồ ghề, nhỏ hẹp, được nối với cây cầu dân sinh bắc qua suối xây dựng từ năm 2007 hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, vào mùa mưa lũ nước ngập quá mặt cầu gần 2m. Do đó, giao thông chính là cản trở lớn nhất cho cuộc sống của bà con nơi đây.

Ước mong của người dân xóm Kế

(HBĐT) - Xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) là nơi sinh sống của 71 hộ dân người Mường. Địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn nên đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Một ngày ở bản Mường này, chúng tôi đã cảm nhận được những sự thay đổi trong đời sống, cũng như những trở ngại và niềm mong mỏi của bà con nơi đây.

Xung quanh việc chậm chi trả chế độ, chính sách cho học sinh tiểu học bán trú ở địa bàn đặc biệt khó khăn xã Quy Hậu

(HBĐT) - Vừa qua, phóng viên Báo Hoà Bình đã nhận được phản ánh của một số người dân xóm Bưng, xã Quy Hậu (Tân Lạc) về việc học sinh trong xóm không có danh sách được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ cho con em vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong khi đó, học sinh ở địa bàn thuận lợi hơn vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách này. Chúng tôi đã về Tân Lạc để tìm hiểu, làm rõ vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục