Bộ trưởng Bộ Thông tin Campuchia Khiêu Kanharith (ngoài cùng bên phải) tiếp và giới thiệu sơ bộ với đoàn Nhà báo Việt Nam về tình hình hoạt động của báo chí Campuchia.
(HBĐT) - Campuchia là quốc gia cùng hai dân tộc Việt, Lào anh em cùng chung sống gắn bó trên bán đảo Đông Dương. Trong lịch sử, Vương quốc Campuchia từng có những giai đoạn phát triển huy hoàng nhưng cũng đầy đau thương đẫm máu. Ngày nay, đất nước Campuchia đã có những bước phát triển ngoạn mục về kinh tế, nhất là kinh tế du lịch. Đặc biệt, tình hữu nghị anh em đã từng sống chết có nhau giữa Việt Nam và Campuchia vẫn vô cùng sâu đậm, bất chấp đâu đó có những thế lực âm mưu phá hoại, chia rẽ. Đó là cảm nhận của đoàn Nhà báo Việt Nam sau gần 10 ngày trải nghiệm trên đất bạn.
Báo chí truyền thông - cây cầu nối tình hữu nghị
Giai đoạn 2014-2015, giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt
Cuối tháng 10, Thủ đô
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Thạch Dư đã cung cấp thông tin mới nhất về tình hình sinh sống của bà con Việt kiều, về mối quan hệ hợp tác toàn diện, đoàn kết hữu nghị giữa ta và nước bạn. Theo Đại sứ, bà con Việt kiều làm ăn buôn bán ở đây khá đông. Họ mong muốn các cơ quan báo chí trong nước có chương trình và tăng thời lượng thông tin bằng tiếng Khme, giúp bạn phát triển mạng lưới Internet để người dân hai nước hiểu về chủ trương tốt đẹp của Đảng, Nhà nước ta, đưa mối quan hệ hai nước tiếp tục phát triển có chiều sâu, thiết thực hiệu quả...
Đánh giá cao kết quả hợp tác giữa báo chí hai nước, đặc biệt là phía Việt Nam đã tài trợ, cung cấp các thiết bị phát sóng cho các Đài phát thanh, Đài truyền hình T.ư và các địa phương Campuchia, Bộ trưởng Khiêu Kanharith đề nghị Việt Nam tiếp tục giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực, dành các suất học bổng cho sinh viên Campuchia sang học tập các chuyên ngành báo chí, PT-TH tại Việt Nam vì nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng làm báo, biết sử dụng công nghệ cao tại các cơ quan báo chí là vô cùng lớn... ở Campuchia, trong các hệ thống báo chí như Đài truyền hình Quốc gia, TTX Campuchia, tạp chí Campuchia ngày nay thì các chương trình của Đài phát thanh quốc gia rất được ưa chuộng. Hiện tại, Đài phát thanh quốc gia có 11 đài được Đài Tiếng nói Việt
Kỳ quan Angkor Wat, một lần trong đời nên đến
Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới và hấp dẫn nhất trên thế giới. Cùng với các địa điểm du lịch hấp dẫn ở Thủ đô Phnong Penh như: Cung điện Hoàng gia, chùa Wat Phnom, bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (nhà tù S-21), cánh đồng chết Choeung Ek nơi Khmer Đỏ hành quyết nhiều người dân vô tội, những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville, tua khám phá Biển Hồ... thì điểm đến hấp dẫn nhất như trong mơ cho các du khách, các nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới phải kể đến Đền Angkor Wat và những ngôi đền thuộc quần thể
Theo thông tin từ Bộ Du lịch Campuchia, kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới tới nay, số lượng du khách đến nước này vẫn tiếp tục tăng nhờ giá dịch vụ rẻ, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ các khách sạn, nhà hàng được cải thiện và nhờ tình hình chính trị vẫn cơ bản ổn định. Khách du lịch đến đây từ nhiều quốc gia, trong đó đứng đầu là khách Việt
Trong đoàn có anh Hữu Lượng, chị Thúy ở Cục Báo chí đã đôi lần đến với Angkor Wat nhưng vẫn thấy hứng thú trước sự hùng vĩ của kỳ quan. Anh Đỗ Ngọc Bích đến từ Đài Quảng Ninh, nhà báo trẻ Anh Tuấn (Đài VTC), anh Ngọc Hưởng (Báo Hà Nam) cũng phải thốt lên thán phục về tài năng của người Khmer đã xây dựng nên và để lại cho hậu thế một công trình kiến trúc nghệ thuật kỳ vĩ trên một diện tích 248 dặm vuông (400 km2), được xây dựng bằng những phiến đá sa thạch có trọng lượng ít nhất là 5 tấn. Thăm Angkor Thom - nguyên là Hoàng cung của Vương triều Angkor du khách sẽ thấy tượng Bagou bốn mặt khổng lồ và 172 gương mặt Phật vẫn giữ nguyên nét mặt và nụ cười bí hiểm. Thăm Quảng trường đấu voi và cưỡi voi đi dưới tán rừng già mát rượi...
Anh Atamat, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hành chính - tài chính của Bộ thông tin Campuchia và cô phiên dịch Lina có mẹ là người gốc Hà Nội không chỉ chu đáo với đoàn trong suốt cuộc hành trình mà còn là những người cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin thú vị về đất nước Campuchia kỳ bí.
Đoàn công tác Ban Văn hóa - Xã hội và Dân tộc (HĐND tỉnh) thăm quan, tìm hiểu về mô hình du lịch danh thắng Angkor Wat.
Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV, Đế chế Angkor phát triển thịnh vượng và hùng mạnh tại vùng Tây Bắc Campuchia rộng lớn trên nền chế độ quân chủ của Vương quốc Phù Nam.
Campuchia là quốc gia Phật giáo với 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer nhưng xin chớ ngại, tại các trung tâm dịch vụ du lịch, hay trên đường phố, người dân rất thông thạo hai ngoại ngữ chính là Anh và Pháp. Tại các quầy bán hàng lưu niệm, người bán hàng có thể giao tiếp bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác như tiếng Việt, Hàn, Nhật, Trung và thậm chí cả tiếng Nga nữa. Buổi tối du khách có thể thưởng thức các chương trình nghệ thuật như múa cổ Khmer tái hiện sử thi Ramayana, múa cung đình với vũ nữ Apsara trang phục màu sáng, bó sát người, đội mũ hình tháp công phu, trên nền nhạc Pinpeat như những nàng tiên nữ múa cho các vị thần. ẩm thực cũng khá phong phú, tương đồng với Việt
Campuchia - đất nước còn giữ được nhiều nét hoang sơ, con người thân thiện. Hãy đến thăm một lần và trải nghiệm.
Thùy An
(HBĐT) - Nếu chưa một lần đặt chân đến những xã NTM, nơi mà cả cấp ủy, chính quyền và nhân dân đang nỗ lực hết mình để cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh sẽ không cảm nhận hết được không khí nhộn nhịp, niềm vui trước những đổi mới của nhân dân mỗi vùng quê này. ở nơi giấc mơ NTM đã được hiện thực hóa: xã Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi (TP Hòa Bình), làng quê đã khoác lên mình chiếc áo mới. Nhân dân ngày càng sung túc, hạnh phúc để mỗi ngày với họ đều là mùa xuân.
(HBĐT) - Cơn bão lịch sử năm 2009 đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con nhân dân 2 xã Tân Mai và Phúc Sạn của huyện Mai Châu. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, hơn 60 hộ dân 2 xã đã về định cư tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) lấy tên mới là làng Mai Sơn. 5 năm sau ngày về nơi ở mới, cuộc sống của người dân đã dần đổi thay, hòa nhập với vùng đất mới.
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã Cun Pheo (Mai Châu) hơn 9km đường đất lầy lội, dốc đá, người dân xóm Táu Nà (một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh) đang trăn trở từng ngày với con đường dân sinh. Bao chuyện dở khó dở cười cũng từ đây…
(HBĐT) - Xóm Hà có 80 hộ, 98% là bà con người Mường, là xóm nghèo nhất xã Đồng Chum (Đà Bắc) và là 1/36 xóm khó khăn nhất tỉnh. Giao thông cách trở nên bao năm qua bản Mường này vẫn hoay hoay thoát nghèo. Cùng với đó là niềm mong ước cháy bỏng về một ngôi trường khang trang để cô và trò khỏi phải nơm nớp nỗi lo “trôi” chữ trong những ngày mưa gió.
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã An Bình (Lạc Thuỷ) hơn 4 km, Rộc Dong gồm 64 hộ, 223 nhân khẩu, là một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn nhất tỉnh. Con đường đất vào xóm ghồ ghề, nhỏ hẹp, được nối với cây cầu dân sinh bắc qua suối xây dựng từ năm 2007 hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, vào mùa mưa lũ nước ngập quá mặt cầu gần 2m. Do đó, giao thông chính là cản trở lớn nhất cho cuộc sống của bà con nơi đây.
(HBĐT) - Xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) là nơi sinh sống của 71 hộ dân người Mường. Địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn nên đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Một ngày ở bản Mường này, chúng tôi đã cảm nhận được những sự thay đổi trong đời sống, cũng như những trở ngại và niềm mong mỏi của bà con nơi đây.