(HBĐT) - Người ta vẫn nói vui với nhau là nghề bán trà góc phố, vỉa hè ví như nghề "buôn thất nghiệp, lãi quan viên" cũng có phần đúng. Vốn bỏ ra không nhiều, chỉ là đầu tư bàn ghế, mua đồ pha chế, bếp đun nước, chè, lá vối, các loại đồ ăn vặt như kẹo lạc, hướng dương, thuốc lá, thuốc lào... là có thể mở quán bán trà. Thứ đến là cần có điểm bán tốt, mát mẻ, cách pha trà, pha nước ngon để giữ chân khách là có thu nhập cả trăm nghìn đồng mỗi ngày.

Quá trà ông Đức ở hè phố trước cổng Chi cục Kiểm lâm, đường lên đập Thủy điện có thu nhập ổn định trên địa bàn TP Hòa Bình.

Ông Đức bán trà ở khu vực Chi cục Kiểm lâm, đường lên đập thủy điện Hòa Bình có thâm niên bán trà mấy chục năm nay. Điểm bán trà của ông được coi là một trong những điểm bán trà ưu thế nhất TP Hòa Bình. Nằm trong ngõ, nhìn ra phố sá đông đúc, bóng cây sấu, cây sữa mát rượi quanh năm. Quán trà ông Đức lúc nào cũng đông đúc, đủ các thành phần, người là công chức tranh thủ thưởng trà mỗi sớm đi làm, người đã về hưu, người là doanh nghiệp, người là dân lao động tự do... đã thành nếp hàng ngày đều đặn đến uống trà, hút thuốc trò chuyện buồn vui cuộc sống. Mỗi người chỉ cần bỏ ra từ 5.000 - 10.000 đồng là có thể nhâm nhi ly trà, hàn huyên với bạn bè. Người trả tiền cho nhóm cũng chỉ mất vài chục nghìn. Thế nên nếu lượng khách ổn định cũng cho thu nhập hàng trăm nghìn mỗi ngày. Ông Đức vui vẻ cho biết: Dù mưa nắng thế nào, quán vẫn mở và đông khách. Hai vợ chồng già bận thì con cháu bán thay. Quán là của để dành cho con cháu.  Đối với người bán trà cần chịu khó dậy sớm thức khuya một chút, biết cách thức pha trà, quét dọn điểm bán sạch sẽ, thông điếu kêu ro ro, kẹo lạc, hướng dương phải giòn thơm ngậy... để giữ chân khách là có thu nhập đều đặn lại vừa vui sống tuổi già.

Thu nhập tốt, không nhiều vất vả thế nên hầu như trên tất cả các tuyến phố đều có điểm bán trà. Các cửa hàng trà liên tiếp được mở ra trên các con đường. Nhưng không phải ai mở ra cũng thành công. Vì nghề bán trà vỉa hè cũng tuân thủ triết lý kinh doanh sâu sắc, lấy thái độ, chất lượng phục vụ để giữ chân khách hàng. Ông Bình, người "nghiện” trà đá vỉa hè cho biết: Người bán trà muốn có thu nhập cả chục triệu đồng/tháng thì phải là người "tử tế”, dù là bán ở vỉa hè, con phố, nhưng trà phải ngon, thơm, các hàng hóa dịch vụ cũng phải bảo đảm. Nếu không là mất khách ngay. Thực tế, những quán trà làm ăn theo kiểu chộp giật, hoặc ở khu vực ở bến xe, bệnh viện thì chả bao giờ có người thưởng trà, cực chẳng đã mới đến trong khi chờ đợi. Tất cả những quán trà có thu nhập tốt là chủ quán biết cách chăm khách hàng. Những quán trà ở đường Cù Chính Lan, một số quán ở đường Trần Quý Cáp, một vài quán trước cửa hàng, trụ sở cơ quan... đều đông khách, đều có người đến thưởng trà hàng ngày. 

                                                                                                            L.T

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lách luật

(HBĐT) - Chỉ vì Thạch Phò mã mắc hết lỗi nọ đến tội kia, cực chẳng đã Vua cha đành bút phê ra Quyết định buộc thôi việc. Đang “ăn trên, ngồi trốc”, đi đâu cũng tiền hô, hậu ủng giờ trở về nghề cũ Thạch Sanh đầy tiếc nuối, ân hận. Từ đấy, vì mưu sinh nên vẫn phải ngày đêm băng rừng, vượt suối để lo cái ăn, cái mặc.

“Lì xì”

(HBĐT) - Năm hết, Tết đến, gia đình Thạch phò mã cùng con đàn, cháu đống dắt díu nhau tạm rời xa nhà tranh, vách đất nơi rừng xanh, núi đỏ để về đón một cái Tết đoàn viên bên vua cha. Những câu chuyện khóc giở, mếu giở cũng bắt đầu từ đấy.

“Trồng cây gây rừng”

(HBĐT) - Sau thời gian tập tành kinh doanh “mua đắt, bán rẻ”, Thạch Sanh lại trở về với cuộc sống nông điền nơi rừng xanh, núi đỏ. Thương con, xót rể, vua cha đành phải sắp xếp cho phò mã một chức quan nhỏ trông coi việc nông nghiệp ở địa phương. Thời gian đầu, Thạch Sanh tỏ ra một ông quan mẫn cán lắm.

“Gậy ông đập lưng ông”

(HBĐT) - Sau chuyến đi lên phố huyện mở mang đầu óc cùng anh Lý, tiền đã hẻo lại bị giao thông thổi phạt, lòng Thạch buồn lắm. Nhưng sẵn tư chất hơn người, Thạch phò mã nghĩ ngay tới mô hình kinh doanh làm đầu mối chuyên cung cấp chim trời, cá nước tự nhiên cho thị dân trên phố. Nghĩ là làm, đêm đó, Thạch bàn với Quỳnh Nga phu nhân mở đại lý chuyên cung cấp đặc sản miền sơn cước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục