Được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng GPMB ở vùng rừng xanh, núi đỏ khiến Thạch Sanh rối như canh hẹ. Không lúng túng mới là lạ, vì vốn chỉ quen với cung, nỏ, búa, rìu giờ vào khuôn phép, cái gì cũng đòi hỏi rõ ràng, công khai, minh bạch, công bằng, đúng pháp luật. Hôm ấy, Thạch Sanh đang bù đầu trước đống hồ sơ thì ông anh kết nghĩa lù lù bước vào đưa cho một cuốn sổ có tiêu đề Cẩm nang GPMB rồi bâng quơ: “Chú cứ tham khảo, hữu ích với công việc của chú đấy”.
Không biết cuốn cẩm nang viết những gì nhưng từ hôm ấy, công tác GPMB ở vùng rừng xanh, núi đỏ cứ trôi như cháo chảy. Người dân đồng thuận, cán bộ Hội đồng GPMB đi đến đâu xong việc đến đó khiến cấp trên và các nhà thầu mừng ra mặt, nhất là đối với dự án đường cao tốc sắp đi qua huyện nhà. Có điều khá khác thường là thợ xây, thợ sắt, thợ cây cảnh và cả mấy tay họa sỹ vườn trong vùng hoạt động hết công suất mà vẫn không hết việc bởi hết nhà nọ đến nhà kia trong diện đền bù giải đều toả gọi đến để kê khai và kiểm kê tài sản trên đất.
Theo quy định, Nhà nước sẽ đền bù, hỗ trợ về đất đai và tài sản trên đất cho các hộ thuộc diện bị ảnh hưởng của dự án, nghĩa là từ cây cối, tường rào, giếng nước đến nhà ở, công trình phụ... đều được kiểm đếm và quy ra tiền. Vậy là chỉ cần 1 chiếc cống đường kính 50 cm, có nắp và lắp thêm đoạn ống nước là trở thành 1 chiếc giếng khoan trị giá vài chục triệu. Mấy năm nay cây cảnh cho không ai lấy, nhưng đặt vào vườn để kiểm đếm, đền bù lại trở nên có giá. Những bức tranh treo tường cũng trở thành tác phẩm nghệ thuận được tính bằng giá trên trời... Việc nhiều nhưng người ít nên không còn cách nào khác Hội đồng GPMB phải thống kê, kiểm đếm lần lượt từng nhà một. Vậy là cánh thợ xây ngày đêm lo làm giếng giả. Các họa sỹ vườn thả sức sáng tác trên các bức tường theo phương châm “càng nhiều, thu nhập càng cao”. Thợ sắt, thợ cây cảnh, ban ngày nhà này kiểm đếm xong ban đêm lo di chuyển hàng rào, cây cối sang nhà khác để “đảm bảo tiến độ”.
Chả mấy chốc công tác GPMB bằng dự án đường cao tốc ở vùng rừng xanh, núi đỏ đã hoàn thành. Nhờ thế mà nhiều hộ trong diện đền bù, giải toả và cả đội ngũ cán bộ Hội đồng GPMB giàu lên trông thấy. Nhưng lưới trời lồng lộng, một số người đã theo dõi và cẩn thận hơn còn quay phim, chụp ảnh để minh chứng việc móc ngoặc bất chính của Thạch Sanh và lũ đồ đệ cùng những hộ vì tham lam mà cố tình vi phạm pháp luật. Các ngành chức năng vào cuộc, vụ “Tài sản di động” do Thạch Chủ tịch Hội đồng GPMB làm chủ mưu đã trở thành “án điểm” vùng rừng xanh, núi đỏ.
Đại Quang
(HBĐT) - Sau chuyến đi lên phố huyện mở mang đầu óc cùng anh Lý, tiền đã hẻo lại bị giao thông thổi phạt, lòng Thạch buồn lắm. Nhưng sẵn tư chất hơn người, Thạch phò mã nghĩ ngay tới mô hình kinh doanh làm đầu mối chuyên cung cấp chim trời, cá nước tự nhiên cho thị dân trên phố. Nghĩ là làm, đêm đó, Thạch bàn với Quỳnh Nga phu nhân mở đại lý chuyên cung cấp đặc sản miền sơn cước.
Sau những vụ bê bối, bị buộc thôi việc, Thạch Sanh phải trở về nghề cũ với bẫy, nỏ, cung, rìu khiến cuộc sống gia đình ngày càng thêm nheo nhóc, thiếu thốn. Vì quá thương con gái lam lũ và lũ cháu lít nhít, vua cha đành muối mặt xin cho Công chúa vào làm ở Bệnh viện Đa khoa vùng rừng xanh, núi đỏ. Sau một khóa đào tạo “cấp tốc”, Thạch phu nhân được điều về làm nữ hộ sinh tại Khoa sản.
Sau một loạt những vụ bê bối của Thạch phò mã đã khiến nhà vua rất khó xử với quần thần nhưng vì quá thương công chúa cùng đàn cháu ngoại, vua cha đành miễn cưỡng sắp xếp cho Thạch Phò mã một chức quan nho nhỏ. Vậy là từ hôm ấy chàng tiều phu được giao chịu trách nhiệm làm Trưởng phòng vật tư, thiết bị ở bệnh viện nơi vùng rừng xanh, núi đỏ.
(HBĐT) - Chán nản với nghề cũ chàng tiều phu Thạch Sanh trèo đèo, lội suối “bữa đực, bữa cái”, thời gian chủ yếu là vắt vẻo trên chiếc trõng tre với chai rượu nút lá chuối và vài củ lạc cho qua ngày. Hôm ấy, đang nửa tỉnh, nửa mê chàng tiều phu bỗng nghe tiếng gõ cửa, ngỡ ngàng thấy mẹ con bà hàng xóm quà bánh khệ nệ bước vào. Chủ nhà chưa kịp rót nước, khách đã vồn vã: “Mẹ con tôi nghĩ mãi rồi mới quyết định sang nhờ vả chú. Dù sao chú cũng là phò mã lại từng công tác ở huyện nên quan hệ rộng. Sắp tới có đợt thi tuyển viên chức, chú chạy chọt lo giúp, chi phí hết bao nhiêu nhà tôi bán bò, trâu, lợn gửi chú”. Lúc đầu chàng tiều phu chối đây đẩy nhưng thấy mẹ con bà hàng xóm cứ năn nỉ, ỉ eo đành “tặc lưỡi” nhận lời.
(HBĐT) - Kể từ ngày cải cách giáo dục, trở về làm hiệu trưởng một trường THCS ở vùng rừng xanh, núi đỏ mà Thạch Sanh cứ rối như canh hẹ. Bí nhất là việc bố trí giáo viên dạy môn công nghệ, vì môn học này đã được đưa vào chương trình chính khóa nhưng nhà trường lại không có giáo viên chuyên về công nghệ.