(HBĐT)-Những ngày "cách ly xã hội” vì Covid 19, nhà bà MM cũng có vẻ hơi "cách ly” nhau tý. Nói năng, trò chuyện không thể kiểu…giáp lá cà như trước. Thậm chí, hôm nọ, bà còn đề xuất: Trong gia đình chia làm 2 ca ăn mỗi bữa, cho bảo đảm giãn cách; khi nói chuyện cũng phải xa xa chút…Ông phản đối bằng cách dỗi: Thôi, kiểu này, khi nằm ngủ cạnh cũng phải đeo khẩu trang thôi. May mà bà bỏ qua…
Hôm nay, bà lại thấy bừng bực trong người: "Cái lão” này đi đâu suốt chiều thế nhỉ, được làm "online” rửng mỡ à? Bà đảo ra phía cuối phố. Cái gì thế này? Đã bảo không tụ tập quá 2 người trở lên, người cách người 2 mét mà sao 3 "lão” đang chè thuốc, bia bọt và cờ kiếc gì thế này. May mà còn sụ sụ khẩu trang. Lôi về, bà quán triệt: "Ông là liệu cái thần hồn đấy… "Con” cô-vi, "con” Cô -rô-na mà đến hỏi thăm là toi đấy. Suốt ngày tivi, báo đài ra rả thế mà còn tụ tập…phải làm gương cho thằng Cò, con Thẽm chứ. Chúng nó đang ngồi trên phòng học trên ti vi đây này”…Ông nhà, vì đang có tý men trong người cũng chả vừa, phản pháo một tràng: Gớm, bà nói cứ như đài ấy. Chiều bà ra đường mà xem…các chị, các mợ cũng rộn ràng đi bộ, bàn luận về thời trang, phim ảnh vui như đi chợ ấy. Họ có đi giãn cách đâu. Họ vẫn tụ tập đi câu, đi chợ…Ra chợ mà xem. Nghe các cháu ở một số huyện còn bảo, dưới xã họ còn tụ tập ăn uống ghê lắm…Cứ như "con” cô-vid 19 là của nước Mỹ, Tây Ban Nha, nước Ý ấy…Nó hoành hành khắp thế giới đấy chứ. Việt Nam mình chẳng 265 ca còn gì…
Bà dập luôn: Thì đó… Thì mới cần ý thức của mỗi cá nhân, từng gia đình, từng xóm phố…Cả nước gồng mình lên chống dịch thì mình cũng phải tham gia bằng hành động thiết thực chứ. Còn ông…Cứ ở nhà cho tôi. Không phải đi đâu cả. Thực phẩm tôi đi chợ đủ cho đủ mấy ngày rồi…Từ giờ hạn chế ra đường nhé…Được thể, bà bồi thêm: Xem ti vi, thấy đội ngũ y bác sĩ, các chú bộ đội biên phòng quần quật chống dịch mà muốn rơi cả nước mắt…Thế mà…Lại có người thiếu ý thức quá. Đây ông xem. Bà dúi chiếc điện thoại vào tay ông…Này, này…chuyện ở nước mình kia kìa…Một thanh niên tát cô cán bộ làm ở trạm kiểm soát dịch. Một ông trung niên định thúc cái cùi chỏ vào mặt anh dân phòng vì "dám” nhắc đeo khẩu trang phòng dịch. Một "mợ” ở chung cư nọ giật khẩu trang, dám tát cả chú công an. Rồi đua xe trên phố dịp nhân đường vắng, lao cả vào tổ gác; tụ tập trong nhà nghỉ để "rít” ma tuý… Sao mà có kẻ ngang ngược thế. Khởi tố vụ án rồi đây này. À tỉnh kia vừa xử một vụ chống đối đó, 9 tháng tù nhé. Cho chừa cái thói coi thường người khác, coi thường pháp luật đi…Còn đây nữa này ông ơi, khiếp quá, tít tận miền Nam…Một "bác” là lãnh đạo huyện hẳn hoi nhé, đi qua chốt kiểm dịch không những không đeo khẩu trang, còn đập bàn, hoạnh hoẹ đội ngũ làm nhiệm vụ ở đây. Đòi xem quyết định thành lập tổ kiểm soát dịch. Đã bị cấp trên tạm đình chỉ công tác rồi đây này…Ôi giời, mạng xã hội "lai” điên đảo, bao nhiêu bình luận. 100% câu đều phản đối thái độ ứng xử đó…Thời buổi, "chống dịch như chống giặc” này mà còn có người thiếu ý thức, tinh thần tham gia như thế. Thật đáng trách. Nghe bà lầu bầu, dẫu thấy choang choang, nhưng ông cũng gật gù vì thấy bà nói đúng quá. Chống dịch Covid-19 là sự nghiệp chung của cả cộng đồng, nếu ai cũng như "các ông, các bà” kia thì làm sao nước mình đạt được thắng lợi ban đầu như vậy. Kiểu này, phải đề xuất phường cho bà là "xướng ngôn viên” đọc loa phường nhé…
Bùi Huy
(HBĐT) - Sau bao ngày vất vả, cuối cùng chàng tiều phu nơi rừng xanh cũng lọt vào tầm ngắm của Ngọc Hoàng. Chả là dạo này, Vua cha trong người không khỏe, chân tay nhức mỏi, thấy Thạch Sanh thỉnh thoảng gùi thuốc nam, lá cây xuống chợ bán nên đã dò hỏi và được Thạch Sanh nhiệt tình lấy thuốc đắp, thuốc uống cho Ngọc Hoàng.
(HBĐT) - Chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia, cả nhà Thạch Sanh đều đứng ngồi không yên vì "trưởng nam” học lực vừa yếu lại mải chơi. Để đi học nghề thợ sắt, thợ nề thì không đành lòng, con cái nhếch nhác quá cũng mang tiếng mẹ là công chúa của Vương triều, bố là trưởng phòng của một sở ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.
(HBDDT0 -Từ ngày ra phố thị và có chút danh vị trong xã hội, gia đình anh MM thay đổi hẳn "gu” thưởng thức nghệ thuật. Công đầu thuộc về mấy cậu nhân viên thuộc cấp của anh. Biết anh hay karaoke, "cây văn nghệ” của phường cũ, họ bốc: "Anh giờ phải xây dựng hình ảnh. Anh là có khiếu nghệ thuật. Nhìn anh cầm cây đàn là biết anh thuộc… dòng dõi con nhà nòi!? Còn giọng nam trung của anh, nếu qua lớp thanh nhạc… mấy nghệ sỹ hay hát trên ti vi còn chạy dài”.
(HBĐT) - Cuối năm là mùa cưới với biết bao chuyện vui buồn, tâm tư, lo lắng kể cả gia chủ, người thân, đến những người được mời cưới. Các cụ ta chả bảo: Cưới xin là 1 trong 3 việc lớn, quan trọng của cuộc đời (xây nhà, lấy vợ gả chồng, tậu trâu) với bao việc chất chồng, phải lo toan.
(HBĐT) - Tin Thạch Sanh được điều về làm cán bộ tín dụng của Ngân hàng ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” khiến người dân khắp các bản làng đều hân hoan. Là vùng đất thuần nông, việc tiếp cận vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh để xóa đói, giảm nghèo bấy lâu nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên ai cũng nghĩ "Thạch Sanh là người bản địa, "nhất thân, nhì quen” chắc chắn việc vay vốn sẽ suôn sẻ, thuận lợi".
(HBĐT) - Vốn là một quan võ của triều đình, đi đến đâu cũng "tiền hô, hậu ủng”, nhưng Thạch Phò mã mắc khá nhiều khuyết điểm, nên Phụ vương đành hạ chỉ đưa về làm Phó trưởng phòng GD&ĐT phụ trách khối mầm non ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.