(HBĐT) - Đang xếp bát đũa chuẩn bị cho bữa cơm tối, chuông điện thoại reo, chị Minh vội chạy tới nghe máy rồi “… ừ…ừ, mẹ biết rồi”.
- Thằng Long điện về đón nó ở bến xe. Cái thằng nhõng nhẽo quá, vài bước chân đi xe buýt về tận cổng mà phải đón với đưa, vẽ chuyện.
Nghe xong, anh Hà vội đến bên chị nhẹ nhàng phân giải:
- Lâu ngày, con nó về thăm nhà nên muốn bố đi đón cho tình cảm, khó khăn, vất vả gì mà em cũng phàn nàn. Thôi, em chuẩn bị thêm món gì cho con nó ăn.
Dắt chiếc xe ra cổng, anh còn nhắc chị nhớ mua mấy chai bia Hà Nội để bố con anh còn nhâm nhi.
Bữa cơm tối thật đầm ấm, càng vui hơn khi Long thông báo kết quả học tập đạt giỏi. Trong đó có nhiều môn đạt điểm xuất sắc và tờ quyết định Long được đứng trong hàng ngũ của Đảng cùng những bằng khen, giấy khen... Làm cha mẹ chẳng còn gì sung sướng hơn khi thấy sự trưởng thành của con cái. Bên mâm cơm đạm bạc nhưng cả nhà ngập tràn hạnh phúc trong tiếng cười nói và tiếng leng keng chạm cốc chúc mừng.
Cơm nước xong, cả nhà vui vẻ bên bàn trà, anh Hà tâm tình cùng vợ con:
- Bố rất vui khi thấy con đã trưởng thành, khôn lớn. Ngay sau ngày đưa con xuống nhập trường đại học, bố cứ nghĩ rủi may, điều gì sẽ xảy ra đối với con trong 5 năm trời. Nhưng hôm nay bố thật mãn nguyện, cả đời vất vả bố cũng không sợ, chỉ mong sao các con được học hành thành đạt, là người công dân tốt có ích cho xã hội. Đường tương lai rộng mở, bố kỳ vọng ở con trên con đường sự nghiệp.
Đêm xuống, lối xóm thật bình yên, không gian tĩnh lặng, không ồn ào như nơi phố thị nhưng Long vẫn không sao ngủ được. Long nghĩ mãi những điều bố nói và thấu hiểu câu ca dao “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Tình cha, nghĩa mẹ như núi Thái Sơn cao ngất, như nguồn nước trong lành tắm mát cho Long. Long hiểu sự lo lắng của cha, nỗi nhọc nhằn của mẹ một nắng, hai sương lo cho các con được học hành đến nơi, đến chốn. Nay, công danh thành đạt, Long luôn tự nhủ sống sao cho phải đạo làm con, làm nhiều điều hay để báo đáp công đức sinh thành của cha mẹ.
Ngọc Anh
(HBĐT) - Tổ dân phố 12, phường Đồng Tiến (TPHB) được bà con vui vẻ gọi là tổ 3T một cách hóm hỉnh. Trong lần gặp ông Biểu, CCB, tôi đưa câu chuyện này hỏi ông. ông xởi lởi kể: - 3T là ba ông đứng đầu tổ có tên vần T là: ông Túc, bí thư chi bộ, người luôn lãnh đạo chi bộ tổ dân phố bằng chủ trương, đường lối; ông Thắng, trưởng ban mặt trận, người vận động toàn dân hưởng ứng tích cực; ông Tác, tổ trưởng tổ dân phố là người tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.
(HBĐT) - Trước đây, anh XX. được bạn bè cũ đánh giá là chân chỉ hạt bột lắm, hiền lành như đất ấy chứ đâu có “hoành tráng” như bây giờ...Nhưng từ ngày “phụ huynh” phất như diều gặp gió, hưởng lộc nhiều, nên anh cũng thấy mình phải thật thay đổi để đáp ứng được thế đứng của gia tộc.
(HBĐT) - Thấy Thạch Sanh cứ ngắm nghía chiếc “bốn chỗ” đen xì, bóng loáng của mình ra chiều thèm lắm, Lý Thông vỗ vai mà rằng: - Mua lấy một cái mà đi. Thời buổi này, người như chú ai lại đi “bình bịch” bao giờ. Đáng bao nhiêu đâu, cái này anh chỉ mua có bốn mươi lăm ngàn thôi đấy.
Cả nhà đang ngồi vào bàn ăn thì có tiếng chuông điện thoại, Quang lên 5 tuổi nhanh nhảu đoán:
(HBĐT) - Bác M giật nảy người vì thấy chị bạn thân chạy sang nức nở, thổn thức: “Giữ con bé Hoạ Mi thế nào hả chị? Tôi không nỡ xa cháu tôi đâu... hức hức”. Chẳng đợi người bạn giãi bày, bác M đã quá hiểu.
(HBĐT) - Còn cách ngày cưới chừng 2 tháng mà bà thím đã ời ời: “Cưới em nó đới…Anh về để bàn bạc một chút”. Về, nghe chú thím kể mới thấy lo trước vài tháng là bình thường và cảm được tấm lòng vô bờ của cha mẹ với con cái. Việc của con mà bố mẹ lo đến bạc cả người