(HBĐT) - Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị hàng năm, chiến sỹ dân quân Bùi Văn Phương, xã Cao Răm (Lương Sơn) còn là tấm gương sáng trong phong trào dân quân khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi dê núi.


Anh Bùi Văn Phương, chiến sỹ dân quân xã Cao Răm (Lương Sơn) chăm sóc đàn dê của gia đình. 

Chiến sỹ dân quân Bùi Văn Phương sinh ra và lớn lên ở xóm Sáng, xã Cao Răm - một vùng quê phát triển kinh tế thuần nông của huyện Lương Sơn. Trước đây, kinh tế của gia đình anh Phương gặp nhiều khó khăn. Với cây lúa, cây ngô, lạc, những vụ trúng mùa thì không sao, gặp năm hạn, gia đình anh lâm vào cảnh có bữa trước, hụt bữa sau. Dù khó khăn nhưng bố mẹ vẫn cố gắng để anh Phương ăn học đến nơi, đến chốn.

Năm 2002, sau khi học xong, anh Phương nhận thấy, nếu chỉ bám trụ vào ruộng, vườn kinh tế không thể bứt phá được. Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, năm 2006, anh Phương mạnh dạn vay vốn để phát triển chăn nuôi. Thế nhưng, với đồng vốn vay ít ỏi, kinh nghiệm còn hạn chế nên anh đã thất bại. Giấc mơ làm giàu dang dở, anh Phương đành chọn đi làm ăn xa để trang trải cuộc sống. Đến năm 2011, anh Phương tiếp tục bắt tay vào phát triển chăn nuôi. Nhận thấy dãy núi Sáng sau nhà có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi dê, anh Phương đã mua dê giống về nuôi. Ban đầu, dê chỉ chăn thả quanh làng xóm, do bãi chăn thả ngày càng thu hẹp nên dê vào vườn phá hoa màu của bà con. Trăn trở, suy nghĩ, anh nhận thấy thung lũng trên núi là bãi chăn thả lý tưởng. Thế rồi, anh nảy ra ý tưởng bắc cầu cho dê vượt núi. Hơn 40 mét cầu thang được hoàn thành đã tạo đột phá cho anh phát triển. Đến nay, gia đình anh Phương duy trì đàn dê 50 con. Cùng với đó, anh chuyển đổi 1,5 ha đất lúa sang trồng nghệ, kết hợp với nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ đó, hàng năm, trừ chi phí, mô hình kinh tế của gia đình đem lại thu nhập ổn định, bình quân 150 triệu đồng/năm.

"Tôi vừa làm, vừa học hỏi, chủ động tìm đến những mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả để học tập kinh nghiệm. Đặc biệt là những mô hình mà các chiến sỹ dân quân đã và đang phát triển có hiệu quả kinh tế cao, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương. Từ đó áp dụng vào mô hình kinh tế của gia đình”, Anh Phương chia sẻ.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Phương còn là một chiến sỹ dân quân gương mẫu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện. Hàng năm, anh đều tích cực tham gia các đợt huấn luyện, hội thi, hội thao, kiểm tra do Ban CHQS xã, huyện tổ chức. Thành tích anh đạt được được rất ấn tượng với 100% khoa, mục kiểm tra đều đạt khá, giỏi như: bắn súng, chiến thuật, kiểm tra nhận thức chính trị. Anh Phương luôn nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, tham gia phối hợp với các lực lượng tuần tra, canh gác bảo vệ trong các ngày lễ, tết, đảm bảo ANCT – TTATXH trên địa bàn xã.

Viết Đào


Các tin khác


Trưởng Công an xã được nhân dân tin yêu

(HBĐT) - Nhắc tới Trưởng Công an xã Đoàn Kết (Yên Thủy) Bùi Văn Sinh (ảnh), người dân đều hết mực kính trọng, tin yêu. Với phong cách gần dân, sâu sát cơ sở, anh đã kịp thời giải quyết những mâu mắc nảy sinh trong nội bộ nhân dân, từ đó tham mưu, đề xuất các biện pháp giải quyết có hiệu quả. Trưởng Công an xã Bùi Văn Sinh cũng là cá nhân tiêu biểu được đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy biểu dương trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Gương sáng thương binh giữa đời thường

(HBĐT)- Nhập ngũ ngày 19/5/1971, thời điểm đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh ác liệt chống giặc Mỹ xâm lược, chàng trai trẻ xứ Mường Mông Hóa (Kỳ Sơn) Đinh Quốc Tự hăng hái lên đường bảo vệ Tổ quốc.

Làm giàu từ chăn nuôi lợn

(HBĐT) - Được cán bộ thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) giới thiệu, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi lợn của gia đình anh Đinh Quang Tuyên ở phố Đoàn Kết. Không phải hỏi thăm nhiều, chúng tôi đã gặp chị Kiều, vợ anh Tuyên bán thịt lợn ở ngay đường gần trung tâm thị trấn.

“Người tìm kim”

(HBĐT) -Cứ ngỡ ông là người lính cựu bị ám ảnh bởi chiến tranh, day dứt vì biết còn nhiều đồng chí, đồng đội đã hy sinh ở nơi chiến trường xa thẳm chưa được quy tập về nghĩa trang liệt sỹ. Nhưng không, khi tiếp xúc mới biết ông chưa từng qua quân ngũ. Việc ông lao tâm, khổ tứ đi tìm mộ liệt sỹ là bởi cơ duyên, được chỉ đường, dẫn lối bằng hai chữ nghĩa - tình. Biết việc mình làm như "mò kim đáy bể”, nhưng ông vẫn dốc vào đó tất cả sự tận tâm, lòng nhiệt huyết. Cái nick name Facebook "Người Tìm Kim” đã phần nào nói lên điều đó - ông là Nguyễn Tiến Lợi, đại tá công an về hưu, hiện đang là ủy viên BCH Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Hòa Bình.

Người mang “kho tàng” tri thức về với quê nghèo

(HBĐT) - Xuất phát từ mong muốn cộng đồng xung quanh mình có sân chơi lành mạnh, bổ ích và an toàn, anh Bùi Phi Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trị (Yên Thủy) không ngần ngại bỏ ra số tiền gần 700 triệu đồng đầu tư xây dựng phòng đọc sách miễn phí với diện tích 250 m2 để mang "kho tàng” tri thức về gần hơn với người dân nơi quê nghèo.

Thượng úy Bùi Văn Trọng - “cây sáng kiến” của LLVT tỉnh

(HBĐT) - Là nhân viên thuộc Ban Xe máy, phòng Kỹ thuật (Bộ CHQS tỉnh) nhưng những năm qua, thượng úy Bùi Văn Trọng được biết đến là một "cây sáng kiến” của LLVT tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục