(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nghề thuốc nam truyền thống, lương y Bùi Thị Xiêm, Giám đốc HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu Thiên Lợi An ở xóm Bộ Mu, xã Kim Bôi (Kim Bôi) ấp ủ niềm mong ước xây dựng vùng trồng cây dược liệu tại địa phương. Qua đó cung cấp cho người dân trên địa bàn nguồn thảo dược quý đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc. Đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Lương y Bùi Thị Xiêm (đứng giữa), Giám đốc HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu Thiên Lợi An ở xóm Bộ Mu, xã Kim Bôi (Kim Bôi) giới thiệu quy trình sản xuất các sản phẩm thảo dược tự nhiên.

Trên diện tích 2 ha với các cây trồng dược liệu như cà gai leo, thìa canh, huyết dụ, xạ đen… chị Xiêm tận tình chia sẻ, hướng dẫn kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây với các thành viên trong HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu Thiên Lợi An. Với lợi thế địa hình tự nhiên bằng phẳng, khí hậu thuận lợi nên các cây dược liệu sinh trưởng, phát triển tốt. Chia sẻ về dự định xây dựng vùng trồng dược liệu tại địa phương, chị Xiêm cho biết: "Gia đình tôi có nghề thuốc nam gia truyền. Trước đây cũng là điểm tập kết, thu mua cây dược liệu cho bà con trên địa bàn. Sau thời gian theo học và làm việc tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Hà Nội, tôi nhận thấy "sức khỏe là vốn quý” và luôn nung nấu ước mơ xây dựng cơ sở chế biến thuốc nam. Năm 2020, HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu Thiên Lợi An ra đời với 8 thành viên, ấp ủ dự định trồng và phát triển vùng trồng cây dược liệu tại địa phương. Dự kiến trong năm 2023, HTX tiếp tục nhân rộng trên 10 ha trồng cây dược liệu trên địa bàn và các xã lân cận”.

Năm 2022, HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu Thiên Lợi An cung cấp ra thị trường gần 3 tấn dược liệu. Trong đó sản lượng một số giống cây trồng chủ lực như cà gai leo đạt 0,5 tấn, thìa canh gần 1 tấn. Giá thành dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg; tổng thu ước đạt trên 400 triệu đồng. HTX đã giải quyết việc làm cho một số lao động địa phương với thu nhập từ 3,5 - 6 triệu đồng/người/ tháng và 20 lao động thời vụ với thu nhập 200.000 đồng/người/ngày.

Chị Bùi Thị Đông, thành viên HTX cho biết: "Trước đây với cây lúa hoặc rau màu, nếu thời tiết thuận lợi thì mỗi năm trồng được 2 vụ, tổng thu nhập gần 40 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi sang trồng cây dược liệu, bình quân mỗi ha có thể thu lợi nhuận từ 150 - 180 triệu đồng. Khai thác lợi thế về địa hình, khí hậu, nhiều hộ trên địa bàn đã mở rộng diện tích trồng dược liệu theo hướng liên kết sản xuất, tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững”.

Để thực hiện dự định xây dựng vùng trồng dược liệu tại địa phương, chị Bùi Thị Xiêm và các thành viên trong HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu Thiên Lợi An tiếp tục khảo sát để mở rộng vùng nguyên liệu trên địa bàn huyện, ứng dụng tiến bộ KHKT vào quá trình phát triển và chăm sóc cây trồng. Đối với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến thị trường, chị Xiêm chủ động tạo mối liên kết với các doanh nghiệp, mở rộng thị trường tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định… Tham gia các hội chợ, gian trưng bày để bày bán, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.

"Những sản phẩm được triết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, ít tác dụng phụ. Do đó việc xây dựng vùng cây dược liệu là mục tiêu quan trọng để HTX phát triển ổn định, lâu dài. Qua đó tận dụng hiệu quả tài nguyên đất, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác. Tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho người dân, đồng thời cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm dược liệu uy tín, chất lượng để bảo vệ sức khỏe" - chị Xiêm cho biết thêm.


Đức Anh


Các tin khác


Người "không nghỉ hưu"

(HBĐT) - Mặc dù đã bước sang tuổi thất thập nhưng ông Trần Quang Hải, phố Lâm Hóa 1, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) vẫn hăng say lao động. Ông không chỉ tạo việc làm, thu nhập cho 8-10 người lao động mà còn là tấm gương cho nhiều người về lập thân, lập nghiệp trên mảnh đất quê hương.

Chị Sùng Y Nông năng động phát triển kinh tế

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở huyện Mai Châu có chuyển biến tích cực. Từ đó xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH tại địa phương. Trong đó, chị Sùng Y Nông ở xóm Pà Cò 1, xã Pà Cò là một trong những điển hình.

Cháy bỏng đam mê với văn hóa dân gian

(HBĐT) - Dù tuổi đã cao nhưng ông Bùi Ngọc Thuận (SN 1943) ở xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn hoạt bát và minh mẫn. 25 năm tính từ lúc về nghỉ hưu, ông dành trọn tâm sức giữ và truyền lửa văn hoá dân gian.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Biên làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp thăm mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, sinh sản của hộ ông Nguyễn Văn Biên, hội viên chi hội cựu chiến binh (CCB) xóm Đồng Tâm, xã Yên Trị (Yên Thủy) - một trong những hộ CCB làm kinh tế giỏi của xã. Trước đây, ông Biên từng chăn nuôi gà, lợn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Đầu năm 2016, ông được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 20 triệu đồng mua thêm 2 con bê. CCB Nguyễn Văn Biên chia sẻ: "Nuôi trâu, bò vỗ béo, sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nguyên liệu từ đồng ruộng, tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình”.

Người giữ hồn cho điệu khắp quê hương

(HBĐT) - Từ nhỏ đã được đắm mình trong tiếng khèn bè, du dương theo điệu hát khắp từ ông, bà. Đến khi lớn lên, những giai điệu mộc mạc ấy đã ngấm vào bà Hà Thị Bích ở xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn (Mai Châu) lúc nào không hay. Để giờ đây, bà trở thành một trong số ít người "say” khắp, hết lòng gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.

Cặp song sinh tự nguyện viết đơn xung phong lên đường nhập ngũ

(HBĐT) - Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ  Tổ quốc, trong đợt tuyển quân năm 2023, những người con ưu tú của quê hương Mường Động đã nghiêm chỉnh chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự, trong đó, tiêu biểu phải kể đến tấm gương cặp song sinh Bùi Thế Huynh và Bùi Anh Tuấn, trú tại xóm Ve, xã Đông Bắc đã cùng nhau tự nguyện viết đơn xung phong lên đường ngập ngũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục